Kính thưa : Thầy cô
Các bạn đồng nghiệp
Hôm nay, cán bộ khoa học của Viện Nghiệp Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Đồng Bằng đón tiếp các thầy cô, sinh viên và các nhà khoa học về dự nhân kỹ niệm 20 tháng 11. Ngày nhà Giáo Việt Nam. Trong đợt nầy chúng tôi rất mừng đón tiếp GS TS Lê Đình Lương nhà di truyền nổi tiến và bà Nguyễn Thị Nga Giám Đốc Trung tâm phân tích AND và Đoàn Công An của TP Cần Thơ và học trò của chúng tôi. Chúng tôi có quyền tự hào về sự đóng góp của Thầy và trò của các Viện, Trung tâm và của Viện Nghiên cứu HATRI. Chúng tôi không nghĩ rằng đây là phần thưởng của riêng mình. Đây chính là đóng góp chung của nhiều nhà khoa học trong ngành nông nghiệp, với biết bao công trình hợp tác quý báu của các đồng nghiệp. Chúng tôi trân trọng sự hợp tác ấy. Thành tích này thuộc về nhiều thế hệ các nhà khoa học nối tiếp nhau xây dựng và phát triển, có người đã không còn nữa.
.jpg)
Hình 1: Học Trò thăm Thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam
Đại văn hào TAGORE của Ấn Độ đã từng nói rằng: Chúng ta biết ơn ngọn đèn cho chúng ta ánh sáng. Chúng ta cũng phải biết ơn giá chân đèn đã âm thầm đứng trong bóng tối để mang ngọn đèn tỏa sáng khắp nơi nơi. Thành quả mà chúng tôi đạt được hôm nay trước hết thuộc hàng triệu người đã hi sinh âm thầm làm giá chân đèn đứng trong bóng tối như vậy, để có một ít các nhà khoa học tên tuổi tỏa sáng. Đó là những Thầy cô vất vả đào tạo cho chúng tôi thành nhà khoa học, thành người và thành danh hôm nay. Nhân dịp này, chúng tôi xin phép được tri ân những người Thầy, cô, những cán bộ lão thành vẫn tiếp tục giúp đỡ thế hệ trẻ cho đến ngày cuối của cuộc đời - như cố GS Trần Phước Đường, Cố TS Dr Drar (IRRI), Cố GS Pubrid ….
Đội ngũ cán bộ khoa học thực sự đã được đào tạo qua thực tiễn sinh động của nông nghiệp Việt Nam, trong chặng đường đổi mới của đất nước. Hôm nay, Trong hoạt động khoa học, chúng ta luôn đứng trước ranh giới của sự kế thừa và sự sáng tạo ra cái mới.
- Nếu chúng ta không biết kế thừa những tinh hoa của quá khứ, chúng ta sẽ không thể tìm ra cái gì mới hơn cho phát triển trong hiện tại.
- Nếu chúng ta chỉ có trân trọng và kế thừa quá khứ mà không hề sáng tạo, chúng ta sẽ hỗ thẹn với tương lai vì không đáp ứng yêu cầu mới luôn luôn phát triển.
.jpg)
Hình 2: Đoàn Cán bộ của Phòng Công An TP cần Thơ thăm thầy cô nhân ngày nhà giáo 20 Tháng11 năm 2020.
.jpg)
Hình 3: GS Bùi Chí Bửu tặng sách cho GSTS Lê Đình Lương nhân ngày 20 tháng 11 năm 2020
Truyền thống của người Việt Nam là: “Ra sông nhớ suối; có ngày, nhớ đêm”. Chúng tôi đề nghị các bạn đồng nghiệp hãy trân trọng biết ơn và ghi nhận những đóng góp của Thầy cô và quí Thầy thuộc lớp cán bộ khoa học lão thành đã công hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp phát triển cho đất nước. Riêng về cá nhân, tôi rất tự hào được công tác tại ĐBSCL trên lĩnh vực nông nghiệp để góp phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước. Thành tựu đó là nhớ ơn nhiều thầy cô đã trao kiến thức cho chúng tôi.
Chúng ta đã có những người Thầy vĩ đại trong lịch sử dân tộc và thế giới. Mọi thế hệ học trò khi nhắc đến quí Thầy, ai cũng có một niềm tự hào và sự kính trọng đặc biệt về kiến thức và nhân cách.
Một nhà văn Pháp đã định nghĩa người Thầy Giỏi là người biết truyền đạt kiến thức, biết trả lời các câu hỏi và biết cách hướng dẫn học trò mình đi đến thành công; nhưng người Thầy Vĩ Đại: chính là người biết cách truyền lữa cho học trò, truyền được lòng nhiệt huyết yêu nghề và lý tưởng sống cho họ.
Ở đây, chúng ta có thể hiểu rằng, truyền đạt kiến thức tuy khó khăn nhưng không khó bằng truyền đạt nhân cách cho thế hệ sau.
Chúng tôi sẽ phải khẳng định được thế và lực của mình trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam. Lộ trình phát triển đến năm 2020, 2030 sẽ phải rất rõ ràng để các nhà khoa học có cơ hội đóng góp nhiều hơn và VN sẽ trở thành một Trung Tâm Khoa Học có tính chất hàn lâm ở phương Nam của Tổ quốc, một địa bàn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đáng tin cậy của bà con nông dân.
Mục tiêu quan trọng của ngành là: Nông nghiệp Việt Nam sẽ chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang phát triển chiều sâu, trên cơ sở khoa học công nghệ truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, từng bước đưa cây lúa đáp ứng cả hai mục tiêu chiến lược là an toàn lương thực và đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước trong hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ khó khăn này tăng cường đoàn kết, hợp tác, không ngừng học tập với phương châm “biết nhiều nghề, giỏi một nghề”. Chúng tôi sẽ luôn luôn là người phục vụ và giúp đỡ các đồng nghiệp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chăm lo sự nghiệp đào tạo thế hệ khoa học trẻ đủ sức đảm đương sự nghiệp phát triển lâu dài.
Trong nông nghiệp, khoa học cây trồng và vật nuôi tuy đạt nhiều thành tựu rực rỡ, nhưng nông dân chắc chắn sẽ đối diện gay gắt với quyền sở hữu trí tuệ, thương mại hóa toàn cầu, sự cạnh tranh không cân sức giữa các nước giàu và nghèo trong chính sách trợ giá nông sản bất hợp lý của nước giàu.
Kính chúc ban lãnh đạo và quí Thầy thuộc lớp cán bộ lão thành: sức khỏe, minh mẫn và tiếp tục công hiến cho nền khoa học của đất nước. Chúc cho các bạn các em sinh viên đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành khóa học tập luôn luôn lấy câu danh ngôn “ không thầy đó mày làm nên “
Kính chúc sức khỏe quý Thầy, các bạn đồng nghiệp.
Xin cám ơn và trân trọng!
Nguyễn thị Lang