Trang Chủ >> TIN TỨC » TIN CỦA VIỆN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA THƠM JAPONICA HATRI 200
14/08/2021 TIN CỦA VIỆN 640
 
 
THÔNG TIN CỦA HATRI
Đăng trên tạp Chí Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Số 15. Trang 45-53.2021
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA   THƠM  JAPONICA
HATRI 200
Nguyễn thị Lang, Bùi Chí Bửu
Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL ( HATRI)
Web: HATRI.org
 
TÓM TẮT
            Giống lúa HATRI 200 được chọn lọc từ tổ hợp lai Kuming/SP6//4*Kuming. Giống HATRI 200 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm A2  (95-100 ngày). Chiều cao cây 110-115cm và độ dài bông 25-28cm. HATRI200 có số bông trên bụi trung bình (10-12 bông/ bụi ). Số hạt chắc trên bông 123,5 hạt. Tuy nhiên trên một số vùng đất phì nhiêu thì số hạt chắc trên bông cũng đạt tới 150,5 hạt. Tỷ lệ hạt lép trong vụ đông xuân khoảng 14,2%. HATRI 200 có khả năng thụ phấn rất mạnh. Khối lượng 1000 hạt đạt 25,5gr. HATRI 200 được xếp trong nhóm hạt tròn , trung bình. HATRI 200 có chỉ số thu hoạch (HI) tương đối cao, đạt 0,57.  Để xác nhận sự hiện diện hoặc vắng mặt của hương thơm trong HATRI 200. Đánh giá kiểu hình bằng cách sử dụng tách sắc ký khí để định lượng 2AP.  Thêm vào đó cũng phân tích mùi thơm bằng  KOH, và phương pháp PCR với hai chỉ thị RM223 và FMU1-2được ghi nhận là giống có mùi thơm .   Năng suất của HATRI 200 có tiềm năng lớn trong vụ đông xuân đạt 8,13tấn/ha trên 7 điểm và vụ hè thu đạt 5,40 tấn/ha trên 5 điểm. Đây là giống có tính thích nghi rộng, năng suất ổn định trong sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long. (Chị tiết kèm theo)
Từ khóa: mùi thơm, di truyền, Chọn giống,  năng suất,  hàm lượng amylose, thích nghi.
 
Bảng 1. Đánh giá mùi thơm trên giống HATRI 200 bằng phương pháp phản ứng gạo với KOH, định tính 2AP  và bằng chỉ thị phân tử
 
Các dòng/ giống lúa
2AP Concentration
Test (ppm)
 
Mùi thơm bằng
KOH
RM223(bp)
FMU1-2
(bp)
1
HATRI 200
3,574
Rất thơm
210
210
2
HATRI 10
0,789
Thơm nhẹ
200-210
220
3
HATRI 722
1,258
Thơm nhẹ
200-210
210
4
ST25
2,870
Thơm nhẹ
200-210
210
5
KDM 105(Đ/C)
3,229
Rất thơm
210
210
6
Jasmine 85
1,151
Thơm nhẹ
210
210
7
Kuming
2,150
Thơm
210
210
8
SP 6
0000
Không thơm
200
220
 
                                                   M
  
                                                                                                   A                                                                             B
Hình 1A: Sản phẩm PCR của chỉ thị phân tử SSR 223 trên giống chống chịu mặn, liên kết với gene kháng mặn trên nhiễm sắc thể số 8, vị trí hai băng 210bp và 200bp, trên gel agarose 3%, Ghi chú: M: là marker chuẩn. P1: SP 6 P2: Kuming, 3: HATRI 722; 4: HATRI 200; 5:  HATRI 10:  6: ST 25; 7: KDM 105,  8: Jasmine 85
Hình 1B: Sản phẩm PCR của chỉ thị phân tử FMU1-2 trên 25 dòng liên kết với gene  mùi thơm trên nhiễm sắc thể số 8, vị trí hai băng (220-210 bp), trên gel agarose 3%, Ghi chú: M: là marker chuẩn.
Hình 2A. Hạt gạo của giống HATRI 200 so sánh với giống DS1 và TMG432. Hình 2B: hình giống lúa HATRI 200 trồng ngoài đồng tại Huyện Ba Tri (BếnTre)
                                                                                                   A                                                                                   B
 
 
 
Video Clip
Thống kê lượt truy cập
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:89
số người truy cậpHôm qua:2584
số người truy cậpTuần này:12076
số người truy cậpTháng này:6886
số người truy cậpTất cả:579833
số người truy cậpĐang trực tuyến:18