Hội Thảo Khoa học tại An Giang về Định hướng nghiên cứu và ứng dụng
khoa học công nghệ Tỉnh An Giang giai đoạn dến năm 2020-2025 trên lĩnh vực: Đổi
mới mô hình tăng trưởng, phát triển nông nghiệp và du lịch
khoa học công nghệ Tỉnh An Giang giai đoạn dến năm 2020-2025 trên lĩnh vực: Đổi
mới mô hình tăng trưởng, phát triển nông nghiệp và du lịch
Ngày 25 tháng 7 năm 2018 gần 100 đại biểu cán bộ quản lý và các nhà khoa học của tỉnh An Giang cùng 3 đại diện của Hội liên hiệp các khoa học và Kỹ thuật các tỉnh bạn Đồng Tháp , Kiên Giang và Cần Thơ (Nguyễn Ý Nguyện: Phó Chủ tịch Hội liên hiệp các khoa học và Kỹ thuật Cần Thơ ) về dự để đóng góp và thảo luận cho chương trình Đổi mới mô hình tăng trưởng , phát triển nông nghiệp và du lịch chủ trì Đ/C Lê Minh Tùng Chủ Tịch LHcác hội KH&KT Tỉnh, đồng chủ trì đại diện Sở Giáo dục, Sở Nông Nghiệp và Sở Văn hóa du lịch. Hội thảo được nghe 10 báo cáo liên quan đến du lịch và phát triển nông nghiệp. Trong hội nghị nầy GS. TS Nguyễn thị Lang, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL (HATRI), chủ tịch Hội sinh học và CN Sinh học Cần Thơ đến dự và đóng góp tham luận “ ĐỊNH HƯỚNG NC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO NÔNG NGHIỆP TẠI AN GIANG“ ghi nhận của GS Nguyễn thị Lang như sau: An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh có dân số đứng hạng thứ 6 Việt Nam (2,1 triệu người). Tỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên, là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Long Xuyên và Châu Đốc (tháng 7 năm 2013).Hiện nay, tỉnh lỵ tỉnh An Giang được đặt tại thành phố Long Xuyên. Diện tích tự nhiên của An Giang chiếm 3.536,7 km², đứng thứ 4 so với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam là 86 km và Đông Tây là 87,2 km. An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s. An Giang có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ. Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông, hàng năm có gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ từ 3 – 4 tháng, đem lại lượng phù sa đáng kể cho đồng ruộng. Nhóm đất phù sa của An Giang chiếm lớn nhất 151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa nhiễm phèn chiếm 93.800 ha (27,5%); đất phù sa cổ 24.700 ha (7,3%); còn lại là đất phèn nặng vùng Bảy Núi và đất khác (Cục Thống Kê An Giang 2016).
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: An Giang có 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi. Rừng tràm chiếm 3.800 ha trên đất phèn, ngập nước vào mùa mưa. Tỉnh rất chú ý đến khôi phục lại tài nguyên rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và đa dạng. Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu rất lớn, thuận lợi cho việc phát triển
nghề nuôi cá bè, ao hầm, tôm trên chân ruộng lúa; trở thành nghề truyền thống của địa phương có lịch sử lâu đời. An Giang là tỉnh có tài nguyên khoáng sản khá phong phú nhờ Bảy Núi, so với các tỉnh thành ở ĐBSCL, với trữ lượng đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, kaolinit 2,5 triệu tấn, trữ lượng than bùn 16,4 triệu tấn, …(Cục Thống Kê An Giang 2016). Lúa nước và thủy sản (cá Ba Sa, cá Tra) là thế mạnh trong nông nghiệp An Giang. Năng suất lúa trung bình của An Giang luôn ở vị trí dẫn đầu của cả nước. Bên cạnh đó, An Giang còn là nơi có tiềm năng phát triển rau màu ở vùng đất ven sông (đất cồn) mà ít có nơi nào ở ĐBSCL có được; nhưng thực tế tỷ lệ màu lương thực so với lúa chưa bao giờ vượt qua ngưỡng 7% (thường xuyên 2-4%) do tâm lý “sản xuất theo số lượng” và “dễ canh tác” trong sản xuất lúa truyền thống hàng bao đời. Thực ra, lý do chính để chuyển đổi màu trên ruộng lúa là công lao động quá đắt đỏ. Khả năng phát triển cây ăn trái nằm trong khuôn khổ quy hoạch của địa phương, khó có thể vượt ngưỡng diện tích như cây hồ tiêu, cà phê ở Tây Nguyên. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trong những năm trước mắt: ít quan trọng hơn khai thác giá trị gia tăng thông qua chế biến, do tính chất tự nhiên của vùng, để chúng ta quyết định hướng đầu tư sao cho hiệu quả. Công nghiệp chế biến ít được quan tâm, ngay cả cơ giới hóa cho cây màu (bắp, đậu nành) còn đang bỏ trống.Công nghiệp chế biến thủy sản được đầu tư khá hiệu quả, nhưng yêu cầu cạnh tranh khốc liệt của thị trường vẫn đặt ra nhiều bài toán khó cho tỉnh An Giang. Thách thức lớn nhất của An Giang chính là tồn dư hóa chất (thuốc) trong nông sản kể cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đây là nội dung cần được đầu tư trong công nghệ sinh học nhằm tìm giải pháp đưa nông sản An Giang cạnh tranh ra thị trường trong và ngoài nước. Một số thách thức đã được đặt ra nhằm đáp ứng cho việc tạo ra sản lượng lúa bền vững như là: (i) sự xuất hiện của côn trùng và các bệnh ngày càng nghiêm trọng và sử dụng các loại thuốc trừ sâu ; (ii) do áp lực về việc tăng năng suất và lạm dụng phân bón ở mức cao; (iii) sự thiếu nước và hạn hán xuất hiện ngày càng thường xuyên, mặn xâm nhập càng nhiều đi sâu vào đất liên và (iv) việc mở rộng canh tác ở những vùng đất khó khăn.(v) Giá trị của hạt gạo trên thị trườ
nghề nuôi cá bè, ao hầm, tôm trên chân ruộng lúa; trở thành nghề truyền thống của địa phương có lịch sử lâu đời. An Giang là tỉnh có tài nguyên khoáng sản khá phong phú nhờ Bảy Núi, so với các tỉnh thành ở ĐBSCL, với trữ lượng đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, kaolinit 2,5 triệu tấn, trữ lượng than bùn 16,4 triệu tấn, …(Cục Thống Kê An Giang 2016). Lúa nước và thủy sản (cá Ba Sa, cá Tra) là thế mạnh trong nông nghiệp An Giang. Năng suất lúa trung bình của An Giang luôn ở vị trí dẫn đầu của cả nước. Bên cạnh đó, An Giang còn là nơi có tiềm năng phát triển rau màu ở vùng đất ven sông (đất cồn) mà ít có nơi nào ở ĐBSCL có được; nhưng thực tế tỷ lệ màu lương thực so với lúa chưa bao giờ vượt qua ngưỡng 7% (thường xuyên 2-4%) do tâm lý “sản xuất theo số lượng” và “dễ canh tác” trong sản xuất lúa truyền thống hàng bao đời. Thực ra, lý do chính để chuyển đổi màu trên ruộng lúa là công lao động quá đắt đỏ. Khả năng phát triển cây ăn trái nằm trong khuôn khổ quy hoạch của địa phương, khó có thể vượt ngưỡng diện tích như cây hồ tiêu, cà phê ở Tây Nguyên. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trong những năm trước mắt: ít quan trọng hơn khai thác giá trị gia tăng thông qua chế biến, do tính chất tự nhiên của vùng, để chúng ta quyết định hướng đầu tư sao cho hiệu quả. Công nghiệp chế biến ít được quan tâm, ngay cả cơ giới hóa cho cây màu (bắp, đậu nành) còn đang bỏ trống.Công nghiệp chế biến thủy sản được đầu tư khá hiệu quả, nhưng yêu cầu cạnh tranh khốc liệt của thị trường vẫn đặt ra nhiều bài toán khó cho tỉnh An Giang. Thách thức lớn nhất của An Giang chính là tồn dư hóa chất (thuốc) trong nông sản kể cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đây là nội dung cần được đầu tư trong công nghệ sinh học nhằm tìm giải pháp đưa nông sản An Giang cạnh tranh ra thị trường trong và ngoài nước. Một số thách thức đã được đặt ra nhằm đáp ứng cho việc tạo ra sản lượng lúa bền vững như là: (i) sự xuất hiện của côn trùng và các bệnh ngày càng nghiêm trọng và sử dụng các loại thuốc trừ sâu ; (ii) do áp lực về việc tăng năng suất và lạm dụng phân bón ở mức cao; (iii) sự thiếu nước và hạn hán xuất hiện ngày càng thường xuyên, mặn xâm nhập càng nhiều đi sâu vào đất liên và (iv) việc mở rộng canh tác ở những vùng đất khó khăn.(v) Giá trị của hạt gạo trên thị trườ