Trang Chủ >> TIN TỨC » TIN CỦA VIỆN
Hội thảo đánh giá một số giống lúa có chất lượng cao để phục vụ đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang” tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
14/11/2023 TIN CỦA VIỆN 382
      Sáng ngày 13 tháng 11 năm 2023, Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL (HATRI) phối hợp với Trung Tâm Khuyến Nông Huyện Châu Phú tổ chức Hội thảo đánh giá các giống lúa có năng suất, phù hợp với các vùng trồng lúa trên đất phù sa, đất phèn tại huyện Châu Phú, An Giang thuộc đề tài “Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ đề án xây dựng, phát triển thương hiệu gạo An Giang tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do Viện HATRI chủ trì thực hiện, đề tài thuộc Chương trình giống do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang chủ trì là một phần trong Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030” nhằm chọn ra một đến hai giống lúa chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh An Giang.
 
      Hội thảo có sự tham gia của đại diện Sở Khoa học công nghệ tỉnh An Giang, Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang (thuộc Sở KHCN An Giang), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang (thuộc Sở KHCN An Giang), Trạm trồng trọt và BVTV Châu Phú, Hợp tác xã nông nghiệp Bình Đức, đại diện doanh nghiệp Cty TNHH MTV Thương Mại Đầu Tư Tấn Lộc và bà con nông dân tại huyện Châu Phú.
      Hội thảo tiếp tục tập trung đánh giá bộ giống lúa được khảo nghiệm của đề tài gồm HATRI 10, HATRI 22, HATRI 190, HATRI 192, HATRI 62, HATRI 475, AG1, Jasmine 85, Đài Thơm 8, OM 5451, ST24, OM4900, Nàng Hoa 9, OM8, và OM 18. Kết quả, xếp thứ nhất là giống HATRI 10 chiếm tỷ lệ bình chọn cao nhất là 92.8%, xếp thứ hai là HATRI 475 với 85.7%, xếp thứ ba là HATRI 192 với 71.4%, xếp thứ 4 là OM5451 với 50%, và xếp thứ năm là giống Đài thơm 8 với 21.4%.
    
 
    
 
  
 
 
 
  
      Trong số các giống lúa được đánh giá, nông dân trong hợp tác xã sẽ chọn ra một số giống để đưa vào mô hình sản xuất 100 ha. Mô hình này sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững SRP để đảm bảo cho tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Mô hình đã kết nối với một doanh nghiệp trong tỉnh để bao tiêu đầu ra cho nông dân tham gia mô hình. Qua trao đổi giữa doanh nghiệp Tấn Lộc và hợp tác xã Bình Đức, doanh nghiệp đã cam kết sẵn sàng thu mua lúa từ nông dân với giá linh hoạt, theo biến động theo thị trường và đồng thời yêu cầu quy trình canh tác lúa tuân theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đã đề ra.
Một số hình ảnh tại buổi thảo
      
 
  
 
  
 
  
 
  
Admin
Video Clip
Thống kê lượt truy cập
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:781
số người truy cậpHôm qua:1179
số người truy cậpTuần này:6555
số người truy cậpTháng này:27060
số người truy cậpTất cả:340761
số người truy cậpĐang trực tuyến:51