THÔNG BÁO CỦA HATRI
Ngày 9 tháng 1 năm 2023 tại Viện Lúa ĐBSCL. Bảo vệ thành công luận án TS cấp Viện của Nghiên Cứu Sinh Nguyễn Trọng Phước do nhóm hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Thị Lang và GS.TS Bùi Chí Bửu
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng chỉ thị phân tử để nghiên cứu chọn giống chống chịu mặn trên quần thể lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện trong năm năm 2016-2021, với kết quả như sau:
- Vật liệu lai bao gồm 101 mẫu giống lúa bản địa và 100 mẫu giống lúa cao sản đã được thanh lọc mặn ở giai đoạn mạ. Nguồn vật liệu cao sản làm bố mẹ được chọn là OMCS2000, OM1490, OM6162, OM7347. Nguồn vật liệu cho gen đích SalTol là Pokkali.
- Kết quả ứng dụng chọn dòng lúa chịu mặn bằng chỉ thị phân tử trên quần thể hồi giao cho thấy: hai chỉ thị RM223 và RM3252-1 thực sự có hiệu quả; dòng con lai BC3F1 của 3 tổ hợp lai hồi giao mang gen đích SalTol biểu hiện băng hình dị hợp; chỉ có 4 dòng biểu hiện băng hình đồng hợp theo alen của bố (donor). Đây là tiền đề để chọn dòng con lai triển vọng ở thí nghiệm tiếp theo.
- Quần thể con lai BC3F3 được chạy trên bản đồ GGT hỗ trợ quyết định chọn dòng hồi giao ưu việt có alen của giống cho gen đích SalTol vượt trội là: BC3F3-11, BC3F3-40, BC3F3-51, BC3F3-52, BC3F3-16; BC3F3-18; BC3F3-34; BC3F3 -48; (tổ hợp lai OM1490/Pokkali) và các dòng BC3F3-11, BC3F3-16, BC3F3-34, BC3F3-39 và BC3F3-48 (tổ hợp lai OMCS2000/Pokkali). Tổ hợp OM6162/Pokkali cần được hồi giao tiếp ở thế hệ BC4, BC5.
- Phân tích tương tác kiểu gen và môi trường của 13dòng lúacao sảntriển vọngđược thực hiện tại 6 địa điểm,trong hai vụ canh tác (Đông Xuân 2019-2020 và Hè Thu 2019). Kết quả 13dòng này so với dòng đối chứng UC10 có năng suất cao hơn rất ý nghĩa về thống kê. Dòng triển vọng có năng suấtổn định và thích nghirộngvới môi trường được ghi nhận là BC3F3-11thích hợp cho vụ Đông Xuân;dòng BC3F3-51 và BC3F3-39 thích hợp cho vụ Hè Thu.
2. Đề nghị
- Tiếp tục phát triển các dòng lúa triển vọng để chọn ra giống lúa phục vụ cho các tỉnh.
- Tiếp tục khai thác cặp lai OM6162/Pokkali ở giai đoạn con lai đồnghợp tử RILs hoặc BC4 trở đi, phục vụ nghiên cứu dữ liệu LD (linkage disequilibrium), nhằm bổ sung cho kết quả phân tích “association” theo kỹ thuật NGS.

Hình 1 : Nghiên Cứu Sinh Nguyễn Trọng Phước báo cáo đề tài khoa học

Hình 2 : Nghiên Cứu Sinh Nguyễn Trọng Phước và Hội Đồng Khoa học
Người đưa tin: Phương Lê