THÔNG BÁO CÔNG TRÌNH DO NHÓM NGHIÊN CỨU CỦA GS. NTLANG VÀ CỘNG SỰ
TRÊN TẬP SỐ 5: 2019: 3-10, TẬP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔN THÔN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA TLG1 CHỊU MẶN PHỤC VỤ CHO ĐBSCL
Nguyễn thị Lang (1), Phạm Thành Nam (1), Bùi Chí Bửu (2)
(1) Viện Nghiên cứu Nông Nghiệp Công Nghệ cao ĐBSCL
(2) Viện Khoa học Nông Nghiệp Miền Nam
Tóm tắt
Các tiến bộ mới ngày được vận dụng để đưa vào sản xuất, đặc biệt là phương pháp bằng chỉ thị phân tử phối hợp với lai hồi giao bằng phươngpháp cải tiến được thực hiện để lai tạo giống quy tụ nhiều gen mong muốntừ OMCS2012/ pokkali.Giống TLG1 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm A2 (95-100 ngày). Chiều cao cây 110-105cm và độ dài bông 25-28cm. So với giống khác, Giống TLG1 có số bông trên bụi trung bình (12 bông/ bụi). Số hạt chắc trên bông 182 hạt. Tỷ lệ hạt lép trong vụ ĐX khoảng 14.2%, thích hợp cho cả hai Đông Xuân và hè thu]. Khả năng thụ phấn rất mạnh. Trọng lượng 1000 hạt đạt 26,5gr, vì vậy Giống TLG1 được xếp trong nhóm hạt dài. Xét về chỉ số thu hoạch (HI), Giống TLG1 có giá trị HI tương đối cao, đạt 0.58. Năng suất của Giống TLG1 có tiềm năng lớn trong vụ đông xuân năng suất đạt =8 tấn/ha vụ Đông xuân trên 7 điểm,và năng suất = 6tấn/ha vụ hè thu, trên 5 điểm. Đây là giống có tính thích nghi rộng, năng suất ổn định, trong sản xuất ở ĐBSCL.
giống lúa có phẩm chất tốt và đặc biệt chống chịu mặn
Từ khóa: di truyền, chọn giống bằng chỉ thị phân tử, SSR
L.H.Phương
VIỆN HATRI