Trang Chủ >> HOẠT ĐỘNG » HỢP TÁC QUỐC TẾ
HỘI THẢO VIỆT NAM –VƯƠNG QUỐC ANH PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA CHỐNG CHỊU STRESS PHI SINH HỌC
19/09/2017 HỢP TÁC QUỐC TẾ 1158
 
Trong khuôn khổ chương trình Newton, Hội Đồng Anh (British Council); đoàn cán bộ khoa học thuộc Đại Học Nottingham (top 100 Đại Học trên thế giới) gồm 10 người, đứng đầu là Bà Giáo Sư Zoe Wilton đã đến Cần Thơ theo lời mời của Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL (HATRI), đứng đầu là GS Nguyễn Thị Lang, đồng tổ chức là VinaCAM (AGRICAM) , Hội Sinh Học Cần Thơ, đã tiến hành hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển giống lúa chống chịu stress phi sinh học”.
 
Mục tiêu của hội thảo: tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và mở rộng sự hợp tác trong tương lai giữa các nhà khoa học của Việt Nam và Anh Quốc, về sinh học phân tử, sinh lý thực vật, di truyền chọn giống, phục vụ nội dung cải tiến giống lúa chống chịu tốt với stress phi sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.
 
Địa điểm:
Thăm cơ sở sản xuất chế biến gạo xuất khẩu tại Thốt Nốt công ty Agricam , cơ sở nghiên cứu và nhân giống lúa tại An Giang
Hội thảo khoa học được tiến hành tại Fortuneland hotel, 141, Trần Văn Khéo, Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Thành phần tham dự
10 nhà khoa học của Anh Quốc và 50 nhà khoa học, quản lý nông nghiệp của Việt Nam
 
Nội dung tham quan và khảo sát
 
Tại cơ sở chế biến gạo xuất khẩu của VinaCAM, Thốt Nốt, GS Lang và GS Wilson giới thiệu hoạt động và ý nghĩa của hội thảo; Bà Nguyễn Hoàng Thanh Lê, chuyên viên Giáo Dục của British Council, Hà Nội, đã báo cáo về hoạt động của “Newton Fund”. Sau đó, ông Đỗ Xuân Anh, chuyên viên Vụ Hợp Tác Quốc Tế, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, đã bổ sung về diễn biến của “Newton Fund” do BỘ quản lý trong nhiều năm qua, và giải thích các thủ tục đăng ký tham gia hoạt động nghiên cứu và đào tạo.
 
  
 
  
 
Đoàn tham quan tại Cty Agricam
 
GS Wilson giới thiệu khả năng của ĐH Nottingham, với tư cách là trường đại học trong top 100 của thế giới, với những phương tiện tiếp cận với công nghệ cao trong nghiên cứu stress phi sinh học; ví dụ: sử dụng máy bay không người lái gắn scanner chụp ảnh đo đến chỉ tiêu cây lúa trong đánh giá kiểu hình; máy chụp CT hệ rễ cây lúa với phần mềm dự đoán khô hạn, dinh dưỡng, sự phát triển của rễ trong điều kiện bất thuận
Đoàn khoa học của hai phía đã thăm nhà máy và dự bữa cơm thân mật tại TP Long Xuyên.
Đoàn thăm Trung Tâm Định Thành, Tập Đoàn Lộc Trời, được PGS Dương Văn Chín giới thiệu hoạt động của Trung Tâm và hoạt động của nhà máy chế biến đóng gói hạt giống lúa xác nhận. GS Bùi Chí Bửu đã giới thiệu những tác động của khoa học công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam, thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong sản xuất lúa gạo; với nhiều thành tựu và nhiều thách thức trong tương lai.
 
    
 
Đoàn tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành
 
Nội dung hội thảo
 
Tóm tắt kết quả chọn tạo giống lúa chống chịu stress phi sinh học ở ĐBSCL được trình bày bởi GS Nguyễn Thị Lang
Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học tại Sutton Bonington, UK do Bà GS Zoe Wilson trình bày
Trình bày những nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhóm “early career” (17 báo cáo), nghiên cứu tiên phong làm nền cho nghiên cứu tiếp sau đó
PGS Phạm Phước Nhẫn thuộc ĐHCT: giải thích tác động của silic trong thúc đẩy tính chống chịu stress phi sinh học của cây lúa
TS Châu Tấn Phát (CLRRI): Tổng quan về hiện trạng xâm nhiễm mặn ở ĐBSCL
Dr Zinnia G Carranza (UoN): Cơ chế phân tử miRNA trong chống chịu stress do môi trường bất thuận của cây trồng (epigenetics)
TS Đỗ Thị Phúc (Học Viện NN Việt Nam): Đánh giá sự biến dị tự nhiên của những gen mã hóa protein mang “ion sodium” trong cây lúa
Dr Lorna McAusland (UoN): Động thái của khí khổng với quang hợp và nước khi gặp bất lợi và xác định phương pháp đánh giá kiểu hình hiệu quả cao
TS Chu Đức Hà (Viện Di Truyền Nông nghiệp): Vai trò của protein giàu methionine trong đáp ứng của cây lúa đối với stress phi sinh học
TS Nguyễn Thị Hồng Thương (ĐH Khoa Học Tự nhiên TPHCM)
Dr Robert Caine (U. of Sheffield): điều tiết của khí khổng khi cây bị khô hạn
TS Tô Thị Mai Hương (ĐH Việt Pháp Hà Nội): GWAS cho phép xác định QTL mới nhạy cảm với jasmonic acid, trên quần thể lúa bản địa Việt Nam
TS Nguyễn Đức Xuân Chương (DH Nông Lâm TPHCM)
Dr Cara Griffiths (Rothamsted Research, UK): tối ưu hóa carbon để làm tăng năng suất lúa
Dr Christopher Hepworth (Univ. of Sheffield): mô phỏng 3D trong quang tổng hợp phục vụ cải tiến giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu
TS Phạm Thị Minh Thu (Viện CNSH và Môi trường Nha Trang): gen OsWOX13 mã hóa protein TF trong hệ thống phản ứng của cây lúa với stress phi sinh học, làm lúa trổ bông sớm
Dr Emily Harris (Univ. of Sheffield): Giảm mật số khí khổng khi có khô hạn nghiêm trọng xảy ra và nhiệt độ nóng; là cách điều tiết của cây lúa để sống sót
 
 
 
Trình bày nghiên cứu khoa học có kết quả ứng dụng được
 
Khai thác nguồn gen cây lúa trong cải tiến tính chống chịu ngập ở cả hai loại hình “submergence” và “stagnent flood” ở ĐBSCL của GS Nguyễn Thị Lang
Nghiên cứu sự thụ phấn, hình thái hạt phấn khi nhiệt độ nóng xảy ra trên cây lúa mì ở giai đoạn trổ bông của Bà GS Zoe Wilson
Phát triển giống lúa chịu mặn ở giai đoạn mạ và giai đoạn phát dục bằng chỉ thị phân tử kết hợp với chọn giống truyền thống của GS Bùi Chí Bửu
Chồng gen chống chịu mặn và gen chống chịu ngập vào cùng một giống lúa của TS Phạm Thị Bé Tư
Chọn giống lúa chống chịu mặn ở Bạc Liêu có sự tham gia của nông dân do TS Đặng Minh Tâm trình bày
Áp dụng MAS trong chọn giống của Dr Sean Mayes
Cải tiến tán lá để thúc đẩy quang hợp tốt hơn của Dr Erik Murchie
Sự tác động của auxin trong hình thái học bộ rễ lúa nhằm đáp ứng ứng thiếu lân do Dr Ranjan Swarup trình bày
Ứng dụng “endophytic bacteria” trong sản xuất lúa trên nền đất phèn ở ĐBSCL của PGS Nguyễn Hữu Hiệp (ĐHCT)
Nghiên cứu khả năng chống đổ ngã giống nếp ở ĐBSCL do GS Lê Văn Hòa, ĐHCT trình bày
 
 
Chia nhóm thảo luận: Hai nhóm thảo luận
Nhóm 1 : Hướng nghiên cứu kỹ thuật mới cho Việt Nam
Nhóm 2: Hướng chọn giống cho môi trường bất lợi cho thích ứng với biến đổi khí hậu
 
    
 
Sau khi thảo luận, GS. Nguyễn Thị Lang và GS. Zoe Wilson tóm lược kết quả  và hoạch định bước hợp tác sắp tới.
Kết thúc hội nghị GSTS Nguyễn thị Lang Viện nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao ĐBSCL bế mạc hội nghị cùng ngày lúc 17 giờ 30 ngày 17 tháng 09 năm 2017.
 
Tin: Admin
 
 
Video Clip
Thống kê lượt truy cập
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:670
số người truy cậpHôm qua:703
số người truy cậpTuần này:1373
số người truy cậpTháng này:7454
số người truy cậpTất cả:321155
số người truy cậpĐang trực tuyến:47