Trang Chủ >> HOẠT ĐỘNG » HOẠT ĐỘNG KHÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG KÝ HỢP TÁC VỚI VIỆN HATRI 26.07.2019
26/07/2019 HOẠT ĐỘNG KHÁC 1235
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG KÝ HỢP TÁC VỚI VIỆN HATRI 
(26.7.2019)
 
Ngày 26 tháng 7 năm 2019 tại Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công nghệ cao ĐBSCL và Trường Đại học Kiên Giang và Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ cao ĐBSCL ký bản ghi nhớ mở ra tầm hợp tác cao trong nghiên cứu, gảng dạy và hợp tác trong quốc tế.
 
Đại diện phía trường có PGS TS Thái Thành Lượm: Hiệu trưởng trường đại học tỉnh Kiên Giang và các cán bộ của của trường: gồm các trưởng khoa chuyên môn và đào tạo.
 
 
Hình 1. Trường Đại học Kiên Giang và HATRI tại Viện (ảnh bởi Anh Khoa)
 
 
Hình 2. Viện HATRI tiếp đoàn trường Đại học Kiên Giang (ảnh bởi Huỳnh Toàn)
 
Viện nghiên cứu Nông Nghiệp công Nghệ cao ĐBSCL có GSTS Nguyễn thị Lang, GS TS Bùi Chí Bửu và các tiến sĩ, nghiên cứu viên của Viện.
PGS Ts Thái Thành Lượm phát biểu giới thiệu tóm tắt hoạt động của trường đại học Kiên Giang: " Đại học Kiên Giang thành năm năm 2014 trực thuộc Bộ Giáo dục. Trường Hiện nay có 14 chuyên nhành đào tạo. Hợp tác quốc tế với các trường Đức, Thái land, Indonesia, Hà Lan, Lào và campuchia. Hiện tại có hơn 1 lớp học đại học dành cho Lào và 1 lớp đại học dành cho Campuchia. Trong hợp tác nầy trường thiết tha nhờ Viện hỗ trợ: Nghiên cứu khoa học; đào tạo các ngành liên quan như nông nghiệp và sinh thái môi trường. "
 
  
 
Hình 3: GS TS Thái Thành Lượm phát biểu tại HATRI (ảnh bởi Huỳnh Toàn) 
 
GS Ts Nguyễn thị Lang, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ cao ĐBSCL ( HATRI ) phát biểu: " Cách đây 2 năm, Viện  Nghiên Cứu Nông nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL đã được thành lập trên khu đất này, vào thời điểm nông nghiệp nước ta đang đổi mới và nâng cao tầm công nghệ cao với Công Nghệ cách mạng 4.0. Công nghệ 4.0 rất cần tư duy sáng tạo, rất cần nhà khoa học chất lượng cao mới có thể thay đổi mô hình nông nghiệp VN hiện đại, giúp nông dân nhanh làm giàu. Nhìn chung trên toàn thế giới, chính phủ phải đầu tư khoa học, giáo dục và y tế. "
 
   Viện đã không ngừng phát triển, cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lượng đông đảo đã theo Đảng làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; Đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay.
 
   Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế; bởi vì khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nếu chúng ta không có những hợp tác thực sự, những giải pháp khoa học công nghệ sẽ trở nên vô nghĩa với các giải pháp đơn độc, không mang tính tổng thể, đa ngành. 
 
Trên cở sở quan hệ hợp tác như vậy, Viện và trường Đại học Kiên Giang sẽ cùng nhau ghi nhớ các công việc cụ thể:
1. Nghiên cứu khoa học:
- Có chương trình cụ thể kèm theo
+ Dự kiến  tài cấp Nhà nước
+ Dự kiến đề tài Cấp tỉnh
2. Đào tạo:
-  Đào tạo cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chọn tạo giống và công nghệ gen liên quan đến cây trồng thông qua các lớp tập huấn ngắn hạntrong khoa nông nghiệp và môi trường tài nguyên.
3. Hợp tác quốc tế:
-Viện HATRI đã và đang hợp tác với các nước trong  nông nghiệp như Anh, Hàn quốc, Mỹ, Nhật, IRRI, Ấn Độ, Úc.
 
   Với sự đổi mới giúp tạo nông nghiệp bền vững và cải thiện cuộc sống của những người phụ thuộc vào các lĩnh vực nông nghiệp, Viện và trường sẽ  thực hiện nhiều dự án, đặc biệt là ở tỉnh ĐBSCL, để giúp tăng thu nhập của nông dân và thực hiện  các kỹ thuật phục vụ nông nghệp có thể tiếp cận với những người những người cần nó nhất. Sự hợp tác của HATRI và Trường Đại học Kiên Giang là cơ sở nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo và tăng cường năng lực của nền nông nghiệp - phát triển cho ĐBSCL, cũng như cung cấp phát triển trong nghiên cứu và hợp tác quốc tế.
 
GS TS Bùi Chí Bửu cũng đánh giá cao về trường:
Trong gần 5 năm mà trường đã thành công trong đào tạo và hợp tác rất đáng trân trọng. Đặc biệt đây là vùng sâu, xa mà có ngôi trường rất phát triển. Đó là sự tâm quyết và rất nỗ lực cố gắng và quá nhiệt tình của PGS TS Thái Thành Lượm. "
 
Qua trao đổi hai bên đi đến thống nhất Hai bên ký văn bản ghi nhớ trong hợp tác:
  1. Xây dựng các đề cương nghiên cứu và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu;
  2. Liên kết tổ chức các hoạt động như: Khóa tập huấn, hội nghị, hội thảo;
  3. Trao đổi thông tin khoa học, dữ liệu, các ẩn phẩm và các tài liệu chung khác về lĩnh vực của hai bên;
  4. Trao đổi cán bộ nghiên cứu và giảng dạy;
  5. Hỗ trợ các điều kiện về cở sở vật chất trong hoạt động nghiên cứu khoa học;
  6. Hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và sinh viên;
  7. Là cầu nối trong các quan hệ hợp tác quốc tế.
 
    
 
 Hình 4: Đại diện Trường Kiên Giang và HATRI ký văn bản hợp tác (ảnh bởi Huỳnh Toàn)       
 
Kết thúc ký bản ghi nhớ GSTS Nguyễn thị Lang tặng gạo cô Mười và hai cây Vú Sữa để Trường Đại học Kiên Giang để trồng tại trường, và đây là cây biểu tượng của  HATRI với ý nghĩa triết lý: " Hợp tác mạnh về nghiên cứu, đào tạo  tốt về con người, chăm sóc cộng đồng và sống trong sự hòa hợp với môi trường. "
 
 
Hình 5 : GSTS Nguyễn Thị Lang tặng hai cây Vú Sữa cho Trường Đại học Kiên Giang (ảnh bởi Huỳnh Toàn).
 
 
Video Clip
Thống kê lượt truy cập
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:171
số người truy cậpHôm qua:317
số người truy cậpTuần này:7874
số người truy cậpTháng này:4010
số người truy cậpTất cả:576957
số người truy cậpĐang trực tuyến:12