HỘI THẢO VÀ TẬP HUẤN
“KHẢO NGHIỆM CÁC GIỐNG ĐẬU PHỘNG THÍCH NGHI VÙNG SINH THÁI CHO TRÀ VINH”
Ngày 27 tháng 5 năm 2022 tập huấn và Hội Thảo do Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL tổ chức tại huyện Duyên Hải
Trong khuôn khổ hợp tác nghiện cứu khoa học. Đề tài” ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CANH TÁC GIỐNG ĐẬU PHỘNG MỚI TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH TRÀ VINH” do NCS Nguyễn Trọng Phước làm chủ nhiệm đề tài: kinh phí từ nguồn của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh Cấp.
Tham dự hướng dẫn tập huấn có Chi Cục bảo vệ thực Vật Trà Vinh. Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Trà Vinh, Xã, Ủy ban nhân dân huyện Duyên Hải và các chủ nhiệm hợp tác xã.
Đề tài đã bố trí 3 điểm tại 3 huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà Cú. Điểm Duyên Hải được chọn để tập huấn và hội thảo đánh giá giống. Hơn 30 nông dân và 10 cán bộ tham gia.
Hình 1: Lớp tập huấn về canh tác giống đậu phộng tại Duyên Hải (Ảnh Lê Hoàng Phương)
NCS: Nguyễn Trọng Phước khai mạc hội nghị và nêu mục tiêu “Đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI VÀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CANH TÁC GIỐNG ĐẬU PHỘNG MỚI TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH TRÀ VINH
Mục tiêu chung: Đánh giá được tính ưu việt và hoàn thiện quy trình canh tác những giống đậu phộng mới thích ứng với điều kiện của tỉnh Trà Vinh
Mục tiêu cụ thể:
- Tuyển chọn được ít nhất 3 loại giống đậu phộng mới thích ứng với điều kiện của tỉnh Trà Vinh. Các giống mới được chọn phải đạt các tiêu chí:
+ Năng suất bình quân ≥ 4,5 tấn quả khô/ha/vụ;
+ Thời gian sinh trưởng < 95 ngày;
+ Khối lượng 100 hạt ≥ 50g (ẩm độ 10-12%);
+ Có khả năng thích nghi cao;
+ Ít nhiễm héo xanh do vi khuẩn;
+ Hiện được công bố lưu hành.
- Hoàn thiện được quy trình canh tác các giống đậu phộng đạt năng suất và chất lượng trong điều kiện của tỉnh:
+ Mật độ canh tác phù hợp;
+ Quy trình bón phân kết hợp sử dụng phân vô cơ với phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh;
+ Quy trình canh tác đậu phộng cho từng giống
Giới thiệu các giống đậu phục vụ cho vùng sinh thái tại Trà Vinh
Hình 2: Nguyễn Trọng Phước báo cáo giới thiệu giống đậu phộng (ảnh Lê Hoàng Phương)
Chủ nghiệm đề tài: Nguyễn Trọng Phước báo cáo và giới thiệu
Giảm thời gian và rút ngắn thời gian thu hoạch các giống đậu phộng mới là mục tiêu chính của các chương trình nhân giống đậu phộng. Trong Chương trình Cải thiện Di truyền Đậu phộng tại Viện HATRI, thời gian phát triển giống theo truyền thống mất từ 10 đến 15 năm; Mặc dù có những cải tiến này, các giống cây trồng trưởng thành cần phải thích nghi môi trường khác nhau. Trong đề tài nầy kết hợp điều kiện môi trường được kiểm soát, bằng chỉ thị phân tử để chọn tạo giống đậu phộng nhanh đáp ứng cho sản xuất. Nhân giống tốc độ đã thành công trong việc giảm thời gian sinh trưởng của các giống trưởng thành cả mùa từ 120 ngày xuống còn 89-95 ngày. Nhân giống tốc độ có thể nhanh chóng tiến triển thế hệ cận giao của các thế hệ F2, F3 và F4 và có khả năng đẩy nhanh sự phát triển của các thế hệ đầu tiên.
Các giống mới đang phát triển
Giống đậu phộng MD7:thời gian sinh trưởng là 120 ngày ở vụ Xuân và 95-100 ngày vụ Hè hoặc vụ Hè Thu.
+ Cây cao 50-60 cm, sinh trưởng khỏe. Số cành cấp 1 trên 1 cây là 5,2. Dạng cây đứng. Năng suất đạt trung bình là 35 tạ/ ha. Qủa ít thắt (trung bình). Vỏ quả có màu vàng sáng, hạt to dài, có màu hồng nhạt. Mỗi cây có trung bình 13 quả chắc. Khối lượng 1000 hạt là 510g. Tỷ lệ nhân/ quả là 70,3%.
+ Giống có khả năng chịu trung bình với bệnh đốm lá, rỉ sắt, héo xanh vi khuẩn (cấp 4-6). Giống có khả năng chịu hạn, chịu đất ướt tốt.
Hình 3: Giống MD7 (ảnh Hoàng Phương)
Tuy nhiên để ngâng cao cơ cấu giống và đa dạng nguồn giống đậu cho địa phương, Viện nghiên Cứu nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL phát triển các giống mới
Giống HATRI 06 ĐP
Giống HATRI 06 ĐP có nguồn gốc từ VNĐ1/ ĐPGiay. Tác giả : Nguyễn Thị Lang lai tạo và chọn lọc
1. Đặc tính nông học
Giống HATRI 06 ĐP có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm (90 ngày). Chiều cao cây 67,4 cm và cành sơ cấp 8.5.Thời gian ra hoa 19 ngày.Số hạt trên cây 37,9hạt. 35,5 hạtchắc / cây. Trọng lượng 100 hạt đạt 44,4gr.Có tỉ lệ 3 hạt chiếm 10.8% .Năng suất của Giống HATRI 06 ĐP có tiềm năng lớn trong vụ đông xuân là 7,65kg/ 25 m2, trong vụ hè thu, năng suất đạt 5,6kg/25 m2.
2. Phẩm chất và phản ứng đối với sâu bệnh
Giống HATRI 06 ĐP là một giống có phẩm chất tốt. Tỷ lệ lipid 42,35%, tỷ lệ protein 29,54% .Chiều dài hạt của giống HATRI 06 ĐP là22,1mm. Chu vi hạt 14,5mm.
Về phản ứng sâu bệnh cho thấy giống Giống HATRI 06 ĐP có khả năng kháng được bệnh rĩ sắt (cấp 1-3) và kháng với bệnh thối cỗ rễ (cấp 1). Qua nhiều vụ sản xuất tại một số điểm ở đồng bằng Sông Cửu Long, giống Giống HATRI 06 ĐP tỏ ra thích hợp với điều kiện thâm canh tại Trà Vinh. Với dạng hình rất đẹp, đứng cây.
Hình 4: Giống HATRI 06 ĐP (ảnh Hoàng Phương)
Giống HATRI 02 ĐP
Giống HATRI 02 ĐP có nguồn gốc từ. Tác giả : Nguyễn Thị Lang lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai OMĐP2/ VND1
1. Đặc tính nông học
Giống HATRI 02 ĐP có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm (90ngày). Chiều cao cây 68 cm và cành sơ cấp 7.8.Thời gian ra hoa 21 ngày.Số hạt trên cây 25,8 hạt. Tuy nhiên trên một số vùng đất phì nhiêu thì số hạt chắc trên cây cũng đạt tới 23,3 hạt. Trọng lượng 100 hạt đạt 45,2gr, vì vậy Giống HATRI 02 ĐP được xếp trong nhóm hạt to, Giống HATRI 02 ĐP. Có tỉ lệ 3 hạt chiếm 21 %. Năng suất của Giống HATRI 02 ĐP có tiềm năng lớn trong vụ đông xuân là 10,1kg/25 m2, trong vụ hè thu, năng suất đạt 6,3 kg/25 m2.
2. Phẩm chất và phản ứng đối với sâu bệnh
Giống HATRI 02 ĐP là một giống có phẩm chất tốt. Tỷ lệ lipid 48,96%, tỷ lệ protein 21,34% .Chiều dài hạt của giống HATRI 02 ĐP là22,4mm. Chu vi hạt 11.3mm.
Về phản ứng sâu bệnh cho thấy giống Giống HATRI 02 ĐP có khả năng kháng được bệnh rĩ sắt (cấp 1-3) và kháng với bệnh thối cỗ rễ (cấp 1). Qua nhiều vụ sản xuất tại một số điểm ở đồng bằng Sông Cửu Long, giống Giống HATRI 02 ĐP tỏ ra thích hợp với điều kiện thâm canh tại Trà Vinh .Với dạng hình rất đẹp,tuy nhiên dạng cây hơi bò. Giống nầy cũng được làm vật liệu lai trên các.
Hình 5: Giống HATRI 02 ĐP (ảnh Hoàng Phương)
Giống HATRI 03 ĐP
Giống HATRI 03 ĐP có nguồn gốc từ Đài Loan/ VNĐ 1. Tác giả: Nguyễn Thị Lang lai tạo và chọn lọc
1. Đặc tính nông học
Giống HATRI 03 ĐP có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm (90ngày). Chiều cao cây 68 cm và cành sơ cấp 7.8.Thời gian ra hoa 18 ngày.Số hạt trên cây 35,9 hạt. 33,4 hạtchắc / cây. Trọng lượng 100 hạt đạt 46,3gr, vì vậy Giống HATRI 03 ĐP được xếp trong nhóm hạt to, Giống HATRI 03 ĐP. Có tỉ lệ 3 hạt chiếm 23,9 %. Năng suất của Giống HATRI 03 ĐP có tiềm năng lớn trong vụ đông xuân là 8,3kg/ 25 m2, trong vụ hè thu, năng suất đạt 6,7kg/25 m2.
2. Phẩm chất và phản ứng đối với sâu bệnh
Giống HATRI 03 ĐP là một giống có phẩm chất tốt. Tỷ lệ lipid 48,96%, tỷ lệ protein 27,34%. Chiều dài hạt của giống HATRI 03 ĐP là 27,2mm. Chu vi hạt 11.3mm.
Về phản ứng sâu bệnh cho thấy giống Giống HATRI 03 ĐP có khả năng kháng được bệnh rĩ sắt (cấp 1-3) và kháng với bệnh thối cỗ rễ (cấp 1). Qua nhiều vụ sản xuất tại một số điểm ở đồng bằng Sông Cửu Long, giống Giống HATRI 03 ĐP tỏ ra thích hợp với điều kiện thâm canh tại Trà Vinh .Với dạng hình rất đẹp, đứng cây
Hình 6: Giống HATRI 07 ĐP (ảnh Hoàng Phương)
Hình 7: Đánh giá ngoài ruộng bộ giống đậu phộng mới khảo nghiệm tại Duyên Hải (Ảnh Quốc Nam)
Thập kỷ qua đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các công cụ di truyền giúp hiểu rõ hơn về bộ gen của đậu phộng. MAS và MABC đã chứng minh hữu ích cho các đặc điểm được lựa chọn. như chọn giống kháng bệnh rĩ sắt bằng chỉ thị phân tử. Các phương pháp lập bản đồ đặc điểm mới sẽ giúp tìm kiếm các dấu hiệu liên kết cho các đặc điểm khác và phát triển các dấu hiệu chẩn đoán cho các ứng dụng nhân giống. Sự sẵn nguồn gen đậu phộng của địa phương sẽ cung cấp nhiều cơ hội hơn để xác định di truyền hữu ích để chọn tạo giống mới vào sản xuất. Qua đó giúp cho tỉnh có bộ giống mới cho tỉnh đưa vào sản xuất trong các năm tiếp theo.
Âu Mỹ đưa tin