Trang Chủ >> TRUNG TÂM » THƯ VIỆN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA MỘT BỤI LÙN
27/09/2017 THƯ VIỆN 2670
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA MỘT BỤI LÙN
 
Nguyễn thị Lang
Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Cho ĐBSCL
 
-----------oOo-----------
 
I. giới thiệu
 
Giống Một Bụi Lùn là giống lúa địa phương trồng lâu đời tại Cà Mau. Giống nầy hiện nay rất hiếm do diện tích bị thu hẹp khá nhiều do dạng hình không đồng đều, lẫn hạt gạo đỏ nhiều, chất lượng cơm không còn ngon.
 
 
 
Hình 1: Gạo  Một Bụi Lùn phục tráng
 
1. một số đặc trưng của giống một bụi lùn
Hạt lúa thuộc nhóm dài, thon, tuy là giống lúa mùa nhưng chiều cao cây không cao nên bà con còn gọi là Bụi Lùn.
Đặc trưng của gạo Một Bụi Lùn
Hạt gạo: Bên ngoài gạo bóng, trắng, hạt gạo chắc, đều, ít bạc bụng không dễ bị vỡ nát do quá trình xay xát, vì vậy tỷ lệ tấm rất thấp. Gạo Một Bụi Lùn có tỉ lệ bạc bụng rất thấp, hạt gạo thon dài, cơm mềm xốp, hàm lượng amylose trung bình, độ bền gel mềm đây là trong một những đặc điểm duy trì độ mềm của cơm sau khi để nguội.
2. đặc trưng của thành phẩm
Vẻ bề ngoài: Cơm nấu chín căng, bóng mượt, trắng, gạo nở theo chiều dài hạt, hạt cơm tương đối nguyên vẹn và không bị đứt khúc
II. quy trình canh tác
Dưới đây là quy trình canh tác có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuất để nâng cao năng suất và phẩm chất gao:
2.1 Chuẩn bị hạt giống
Hạt giống tác giả phải được sản xuất từ giống gốc và phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng do Nhà Nước ban hành. Hạt tác giả là nguồn cung cấp để nhân hạt giống cấp Siêu nguyên chủng.
Chọn giống và xử lý hạt giống: sau khi chọn lọc hạt giống kỹ từ vụ mùa năm trước (đã loại bỏ tạp chất, giống khác, hạt lép, lửng...), đem ngâm, ủ để hạt giống nảy mầm để chuẩn bị gieo mạ.
2.2 Ruộng mạ:
Gieo mạ: Diện tích gieo mạ để cấy cho 1ha là 1000m2, lượng giống từ 5 - 10 kg. Đất gieo mạ được chuẩn bị rất kỹ: Tơi xốp, bằng phẳng, có rãnh thoát nước, lượng nước xâm xấp mặt ruộng.
Trong vụ mùa: Tuỳ theo thời tiết hàng năm mà có thể gieo mạ vào đầu tháng 7 cho đến đầu tháng 8. trước khi nhổ mạ 3 - 5 ngày bón phân tiễn chân mạ 3 - 4 kg URÉ /1000m2 đế dễ nhổ mạ và cây lúa mau ra rễ.
-  Cần chọn ruộng mạ có độ phì đất mầu mở, chủ động tưới tiêu nước và phòng chống được các điều kiện bất thuận lợi. Tốt nhất là trên nền đất mà vụ trước không cấy lúa.
-  Diện tích đất gieo mạ bằng khoảng 1/5 - 1/25 diện tích ruộng cấy.
-  Kiểm tra ruộng mạ để khử các cây khác dạng, bằng cách quan sát màu sắc gốc mạ.
-  Chăm sóc mạ như bón phân, phòng trừ sâu bệnh để mạ phát triển đảm bảo không thiếu mạ khi cấy.
2.3 Ruộng cấy.
Chọn khu ruộng có độ màu mỡ khá, mặt ruộng bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, dễ bảo vệ và phòng chống các điều kiện bất thuận, ruộng có thể chia thành ô có cách ly hoặc dải bảo vệ (cách ly với giống khác ít nhất là 3m hoặc bố trí trổ lệch ít nhất là 10 ngày)
Đất cấy có thể được trục trước khi cấy từ 15 - 20 ngày, bón lót 60 kg DAP và 40 kg Kalli/ha trước cấy 1 ngày. Mạ có thể cấy ngay sau khi nhổ hoặc nhổ trước khi cấy một ngày. Khoảng cách cấy là 25 x 25 cm, số tép mạ cấy là 1 tép/bụi, độ sâu cấy 1,5 - 2 cm. Điều chỉnh lượng nước trên ruộng là 5 -10 cm.
Nhổ mạ xong là cấy ngay trong ngày không, không làm mạ bị giập nát, rễ mạ bị ảnh hưởng do nắng nóng hoặc khô nắng.
2.4 Các biện pháp kỹ thuật canh tác
Trường hợp 1: Nếu chỉ dùng phân hữu cơ
Dùng phân chuồng hoặc phân hửu cơ sinh học, chú ý phân đã hoại. Dùng phân chuồng bón trước khi cấy: 3 tấn/1 ha.
Trường hợp 2: Nếu chỉ dùng phân hữu cơ kết hợp phân tổng hợp vô cơ
Bón phân như sau:
-  Bón lót: 400 kg phân chuồng + 200 kg phân vi sinh/ ha
-  Bón thúc:
o  Lần 1: 15 ngày sau khi cấy: 50kg NPK (20-20-15)/ ha
o  Lần 2: 35 ngày sau khi cấy: 50kg NPK (20-20-15)/ ha
Các biện pháp khác như giữ mực nước trong ruộng, quản lý cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng như ruộng sản xuất bình thường cùng loại giống và phù hợp với sản xuất đại trà trong vùng.
-  Thường xuyên quan sát khử lẫn các cây khác dạng và màu sắc của thân lá, thìa lìa mỗi tuần từ sau khi cấy đến trước trổ.
-   Sau khi khử lẫn lần cuối và trước khi thu hoạch cần báo cáo với bộ phận kiểm định để kiểm định và lập biên bản kiểm định ruộng lúa ngoài đồng.
Chăm sóc:
Ruộng lúa cần được khử lẫn trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng ổn định bằng cách: Làm sạch cỏ dại, nhổ bỏ các cây bị sâu bệnh, nhổ bỏ cây khác giống.
Đối với lúa Một Bụi Lùn thì chất lượng gạo ngon cơm. Do đó khi canh tác cần chú ý lúc lúa trổ đều thì cho rút nước cho đến khi thu hoạch mới đảm bảo giữ được chất lượng của gạo về sau.
2.5 Thu hoạch và bảo quản:
Thu hoạch, bảo quản, chế biến: Khi hạt chín trên 90% thì tiến hành thu hoạch. Các công cụ trong thu họach, bảo quản, chế biến phải được vệ sinh thật kỹ để tránh tối đa mọi sự lẫn giống có thể xảy ra.
Nên suốt lúa với tốc độ vừa phải để không làm hạt lúa bị nứt, bể. Phơi hoặc sấy ngay sau thu hoạch để lúa giữ được màu sáng đẹp và đảm bảo chất lượng gạo. Phơi khoảng ba nắng để đạt thuỷ phần 14,5%, quạt thật sạch, loại tạp chất và đóng bao bảo quản nơi thoáng mát và khô ráo.
  
 
Liên hệ
Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công nghệ cao ĐBSCL
GS. TS. Nguyễn Thị Lang,
Tel: (0084)- 0292 3846 511

 
Video Clip
Thống kê lượt truy cập
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:722
số người truy cậpHôm qua:703
số người truy cậpTuần này:1425
số người truy cậpTháng này:7506
số người truy cậpTất cả:321207
số người truy cậpĐang trực tuyến:63