TẬP HUẤN “ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG LÚA HATRI NĂM 2024”
Vào sáng ngày 02 tháng 07 năm 2024, Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL (HATRI) phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức tập huấn cho nông dân về “Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa và giới thiệu một số giống lúa hatri năm 2024”. Tập huấn thuộc đề tài “Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ đề án xây dựng, phát triển thương hiệu gạo An Giang tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phước làm chủ nhiệm.
Viện HATRI vinh dự khi có góp mặt của đại diện các cấp, ban ngành địa phương gồm đại diện Sở KHCN An Giang, Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Phú, Trạm Trồng trọt và BVTV Huyện Châu Phú, Trưởng trạm Khuyến Nông Huyện Châu Phú, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Đức, Khuyến nông viên các xã Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh cùng với Hội Nông dân Huyện Châu Phú và hơn 20 bà con nông dân với nhiều năm kinh nghiệm trồng lúa.
Viện HATRI vinh dự khi có góp mặt của đại diện các cấp, ban ngành địa phương gồm đại diện Sở KHCN An Giang, Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Phú, Trạm Trồng trọt và BVTV Huyện Châu Phú, Trưởng trạm Khuyến Nông Huyện Châu Phú, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Đức, Khuyến nông viên các xã Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh cùng với Hội Nông dân Huyện Châu Phú và hơn 20 bà con nông dân với nhiều năm kinh nghiệm trồng lúa.
Hình 1: Ảnh lưu niệm các khách mời và nông dân tham gia tập huấn
Cây lúa là một quan hệ đối tác hợp tác mà trên tất cả các thành phần của ngành gạo và nhằm mục đích cung cấp tác động cho một tương lai bền vững. Cây lúa nuôi dưỡng việc nghiên cứu và phát triển gạo theo hướng tác động để giảm nghèo đói, cải thiện sức khỏe con người và dinh dưỡng, thúc đẩy công bằng giới, và nâng cao khả bền vững hệ sinh thái trong các hệ thống sản xuất lúa gạo. Cây lúa tạo điều kiện cho việc chuyển đổi nông dân trồng lúa cho doanh nghiệp hiện đại bằng cách khai thác cơ hội được cung cấp bởi đa dạng hóa thị trường và sự nổi lên của một nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ hơn về chất lượng và sản phẩm gạo dinh dưỡng. Giống lúa HATRI 10 được sự nghiên cứu lai tạo bởi GS.TS Nguyễn Thị Lang và GS.TS Bùi Chí Bửu từ Viện HATRI. Và đây cũng chính là giống lúa phù hợp với tiêu chí, nhu cầu tại địa phương, đạt yêu cầu xuất khẩu sang thị trường châu Âu và thích nghi với điều kiện canh tác tại vùng nguyên liệu của An Giang. Vì vậy, HATRI 10 được chọn làm giống lúa tiên quyết cho mô hình 100ha.
Hợp tác xã Nông Nghiệp Bình Đức - Ấp Bình Đức, Xã Bình Phú, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang được chọn làm địa điểm tập huấn. Đề tài được bố trí tại ruộng thí nghiệm huyện Bình Đức với mô hình 100ha.
Hình 2: Điểm trình diễn mô hình 100ha'
TS. Nguyễn Trọng Phước – Chủ nhiệm đề tài phát biểu khai mạc hội nghị và nêu ra mục tiêu cụ thể. Bên cạnh đó, anh còn chia sẻ kiến thức về các giống lúa ở Viện HATRI.
Mục tiêu cụ thể:
- Tổ chức tập huấn cho nông dân ứng dụng kỹ thuật cơ giới hóa trong sản xuất lúa cùng với các vùng sản xuất giống lúa về kỹ thuật thâm canh, chế biến hạt giống lúa chất lượng cao, giới thiệu các mô hình sản xuất lúa tiên tiến, quy mô công nghiệp trong nội dung của dự án.
- Tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác cho cán bộ và nông dân.
Mục tiêu cụ thể:
- Tổ chức tập huấn cho nông dân ứng dụng kỹ thuật cơ giới hóa trong sản xuất lúa cùng với các vùng sản xuất giống lúa về kỹ thuật thâm canh, chế biến hạt giống lúa chất lượng cao, giới thiệu các mô hình sản xuất lúa tiên tiến, quy mô công nghiệp trong nội dung của dự án.
- Tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác cho cán bộ và nông dân.
Hình 3: TS. Nguyễn Trọng Phước phát biểu khai mạc tập huấn
Hình 4: Quý đại biểu cùng bà con nông dân tham quan mô hình
Đề án xây dựng mô hình 100 ha của đề tài để phát triển vùng nguyên liệu gạo cho An Giang với giống HATRI 10 làm chủ lực nhận được rất nhiều lời khen và yêu thích của các chuyên gia, khách mời, lãnh đạo địa phương và quý bà con nông dân.
Tiếp tục chương trình Tập huấn, ThS. Lê Minh Khang giới thiệu và trình bày về đặc tính giống lúa, thời gian sinh trưởng, hàm lượng amylose cũng như các chỉ tiêu của các giống lúa. Trong đó, giống HATRI 10 được nông dân yêu thích, tuyển chọn nhiều nhất được trồng tại điểm thí nghiệm 100ha tại xã Bình Đức.
Hình 5: ThS. Lê Minh Khang giới thiệu và trình bày về đặc tính giống lúa của viện HATRI
Nối tiếp chương trình, ông Hồ Đăng Long –Trưởng trạm Khuyến Nông huyện Châu Phú trình bày phát biểu ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa nhằm mục tiêu:
- Giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, đảm bảo mùa vụ và nâng cao năng suất.
- Mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
- Giảm thiểu tổn thất trên đồng ruộng và tăng thời vụ sản xuất.
Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, theo nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao thân thiện với môi trường và hệ thống quản lý chất lượng hiện đại trong bảo quản, chế biến nông sản.
Hình 6: Ông Hồ Đăng Long – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Châu Phú phát biểu ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Hình 7: Quý bà con nông dân tham gia thảo luận
Ông Cao Vĩnh Thông – Trưởng Phòng Chi Cục Trồng Trọt và BVTV An Giang phát biểu nhu cầu sản xuất tiêu thụ lúa gạo, chất lượng hạt gạo thơm, năng suất cao ở địa bàn tỉnh An Giang nói riêng và cả nước nói chung.
Hình 8: Ông Cao Vĩnh Thông – Trưởng Phòng Chi Cục Trồng Trọt và BVTV An Giang phát biểu về chất lượng gạo tốt đạt chuẩn quốc gia
Tập huấn kết thúc thành công tốt đẹp với mong muốn giúp quý bà con nông dân hiểu rõ yêu cầu về ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất giống lúa cũng như phẩm chất gạo và kỳ vọng của khách hàng sẽ giúp An Giang tạo ra sản phẩm gạo phù hợp, nắm bắt cơ hội xuất khẩu hiệu quả và giới thiệu mô hình sản xuất lúa tiên tiến trong nội dung dự án.
Đưa tin: Thanh Ngọc