THÔNG BÁO KẾT QUẢ HỘI THẢO
Dự án “Nâng cao năng lực đào tạo hội thảo trên cây trồng về mô phỏng mô hình và ảnh hưởng của rủi ro khí hậu trên hệ thống sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Á” Ngày 4 tháng 3 năm 2019. Viện nghiên cứu Nông Nghiệp Công Nghệ cao ĐBSCL (HATRI) phối hợp Liên Hiệp Quốc và các trường đại Học - Viện nghiên cứu Nâng Cao Phát triển bền vững tại Nhật Bản (UNU- IAS) với sự tham gia của Nhật bản, Hoa Kỳ, Lào, Campuchia,Indonesia, Thái Land và Việt Nam được tổ chức để thảo luận về chiến lược xây dựng mô hình và ảnh hưởng của rủi ro khí hậu trên hệ thống sản xuất nông nghiệp của Đông Nam Á. Các thành viên hợp bao gồm: Tiến sĩ Chitnucha Buddhaboon Giám đốc Trung Tâm Lúa gạo từ Ubon Ratchathani tại Thái Lan; GS.TS . Ir. Irwan Sukri Banuwa, GS.TS. Udin Hasanudin và Tiến sĩ Abdullah Aman từ Đại học Lampung tại Inonesia, Tiến sĩ Geetha Mohan (United Nations University Institute for the Advanced Study of Sustainability) từ Nhật Bản. Giáo sư Gerrit Hoogenboom, Viện nghiên cứu lương thực thực phẩm bền vững của trường đại học Florida, Từ Hoa kỳ về dự.
Hình 1: Các nhà Khoa học từ các nước về hội Nghị tại HATRI. (hình do Lê Hoàng Phương)
Khai mạc hội nghị do GS. TS Nguyễn thị Lang Viện chủ nhà (HATRI) “Cám ơn các thành viên của các nước đến dự hội nghị tại Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ cao ĐBSCL và cám ơn TS. Mohan đã kết nối dự án và hy vọng Viện HATRI sẽ nối kết với cácViện trường của các nước sẽ cung cấp thông tin và chia sẻ cho nền Nông Nghiệp trong tương lai”
Hội thảo nhằm thảo luận về thực hiện dự án và các hoạt động bao gồm các hội thảo đào tạo DSSAT, nhắm mục tiêu theo nhóm, chia sẻ cho mở quyền truy cập và phổ biến của cuộc họp và đào tạo kết quả thông qua tóm tắt chính sách, dữ liệu bài báo công trình và cuối cùng nộp báo cáo.
Đặc biệt, kết quả cần phải được công bố và định dạng mà có thể truy cập để hoạch định chính sách, viết bằng ngôn ngữ-kỹ thuật mà các nhà hoạch định chính sách có thể hiểu và cung cấp cụ thể, chính sách có liên quan kiến nghị cho các hoạt động; và các nguyên tắc của sự cải tiến cây trồng trong ngôn ngữ địa phương đặc biệt là cho nông dân. Dự án này hy vọng để tạo ra một bằng chứng dựa trên các quyết định phát triển nông nghiệp và tăng cường thực hành trong nông nghiệp như các động thái của các thay đổi trong nông nghiệp.
Hình 2: Tiến sĩ. Geetha Mohan (United Nations University Institute for the Advanced Study of Sustainability) từ Nhật Bản tại hội nghị Cần Thơ. (hình do Lê Hoàng Phương)
Tình trạng Nông Nghiệp Việt Nam và những thách thức trong tương lai. Tập trung vào sản phẩm từ lúa, cây ăn trái, rau và màu do GS. TS. N T Lang.
Hình 3: GS. TS. Nguyễn Thị Lang báo cáo tại hội nghị về Biến đổi và thách thức nông nghiệp của Việt Nam. (hình do Lê Hoàng Phương)
Tình trạng Nông Nghiệp Thái Lan và những thách thức trong tương lai tập trung vào cây lúa, do Tiến sĩ. Chitnucha Buddhaboon (Thái Lan) “Tập trung vào an ninh lương thực của Thái Lan cũng như các tác nhân biến đổi khí hậu ảnh hưởng môi trường “.
Hình 4. Tiến sĩ. Chitnucha Buddhaboo báo cáo chiến lược nông nghiệp của Thái Lan. (hình do Lê Hoàng Phương)
Tình trạng Nông Nghiệp Indonesia và những thách thức trong tương lai tập trung vào cây lúa và lương thực. Indonesia đã nổ lực phát triển tuy nhiên dân số quá đông nên trong những năm tới cần nhập khẩu gạo của Việt Nam và các nước do GS. Irwan Sukri Banuwa báo cáo.
Hình 5: GS. TS. Ir.Irwan Sukri Banuwa Đại học Lampung Indonesia Báo cáo Tình Trạng Nông Nghiệp của Indonesia (hình do Lê Hoàng Phương)
Tình trạng Nông Nghiệp Campuchia những thách thức trong tương lai do Mr. Nareth Nut/ By Dr Mohan. Tiến sĩ Mohan báo cáo thay.
Kết luận hội thảo do Giáo sư Bùi Chí Bửu.
Cám ơn các thành viên của các nước về tham dự và nhiều báo cáo tổng hợp cho khởi đầu của dự án. Chúc dự án thành công tốt đẹp . Thăm mô hình nông nghiệp tại AGRICAM (Thốt Nốt CầnThơ). HATRI
L.H.Phương
Viện HATRI