Lớp tập huấn tại Trà Cú, Trà Vinh về đậu phộng
TRONG ĐỀ TÀI XÂY DỰNG QUY TRÌNH CANH TÁC ĐẬU PHỘNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH TRÀ VINH”
Trong khuôn khổ thực hiện đề tài:“Xây dựng quy trình canh tác đậu phộng bền vững tại tỉnh Trà Vinh ”doThạc sĩ.Nguyễn Thị Khánh Trân làm chủ nhiệm. Ngày 27 tháng 4 năm 2021tại Huyện Trà Cú Trà Vinh ,Viên Nghiên cứu Công Nghệ Cao ĐBSCL(HATRI) tổ chức tập huấn, với 50nông dân cùng cán bộ của địa phương. Các cán của Sở Nông Nghiệp, sở Khoa học, trạm trại khuyến nông của tỉnh, Huyện Trà Cú, Ủy Ban Nhân Dân Xã và các đoàn thể hội nông dân cũng quan tâm tham dự
Mục đích tập huấn:
Mục đích của tập huấn là hướng dẫn, tuyên truyền giúp nông dân nhận thức và áp dụng đúng các biện pháp sản xuất đậu phộng an toàn, bền vững và xây dựng điểm trình diễn và áp dụng các mô hình sản xuất đậu phộng theo tiêu chuẩn ViệtGap có hiệu quả kinh tế cao.
Hình 1. Thí nghiệm canh tác đậu phộng (ảnh Lang Nguyễn)
Trong hội thảo này đã có 6 bài báo cáo hướng dẫn cho nông dân:
Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng đã khai mạc hội nghị
Nêu lên ý nghĩa quan trọng của đậu phộng vùng trồng của địa phương tại Xã Ngọc Biên, Huyện Trà Cú, Tỉnh Trà Vinh. “Rất mừng có GS. TS Nguyễn thị Lang, Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao về giúp đở cho huyện. Một phiên họp đặc biệt về nâng cao năng lực canh tác bền vững cho cây đậu phộng và thông tin định hướng thực tế để áp dụng và mở rộng các biện pháp liên quan đến thực tiễn sản xuất cây đậu phộng. Những người tham gia học các phương pháp tiếp cận dựa trên báo cáo liên quan để canh tác tốt .”
Hình 2: Khai mạc hội thảo, Ông Nguyễn Quốc Hùng (ảnh: Nguyễn Hoàng Phương )
Đề dẫn khoa học báo cáo và giới thiệuXây dựng quy trình canh tác đậu phộng bền vững tại tỉnh Trà Vinh.Do Thạc sĩ Nguyễn thị Khánh Trân, chủ nhiệm đề tài báo cáo:
Vấn đề cấp bách đặt ra là làm sao canh tác giống đậu phộng bền vững có năng suất cao, phẩm chất tốt để đạt tiêu chuẩn an toàn vùng đậu phộng của huyện và mở rộng mô hình sản xuất Việt Gap phục vụ cho nhu cầu sản xuất ở địa phương. Chính vì vậy đề tài “Xây dựng quy trình canh tác đậu phộng bền vững tại tỉnh Trà Vinh”đã được triển khai nhằm canh tác bền vững cho đậu phộng đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương cung cấp cho vùng chuyên canh, phục vụ giống đậu phộng tại chỗ cho tỉnhTrà Vinh.
Mục tiêu chung:
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác đậu phộng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo hướng sử dụng phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học cung cấp dinh dưỡng hay phòng trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân bón hóa học.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác đậu phộng bền vững tại tỉnh Trà Vinh: sử dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất, tạo sản phẩm đậu phộng có chất lượng cao, an toàn, bền vững đối với môi trường và con người, đạt yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP.
- Xây dựng mô hình canh tác đậu phộng đạt chứng nhận VietGAP (theo tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017), quy mô 30 ha.
- Liên kết ít nhất 01 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đậu phộng.
- Tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác cho ít nhất 200 người dân
Nội dung của đề tài
Các nội dung cần thực hiện của đề tài bao gồm: (i) Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác đậu phộng bền vững tại tỉnh Trà Vinh, (ii) Xây dựng mô hình canh tác đậu phộng đạt chứng nhận VietGAP (công thức phân bón hợp lý, sử dụng chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng và phòng bệnh), (iii) Liên kết doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đậu phộng, (iv) Tập huấn và chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác đậu phộng bền vững.
GS. TS. Nguyễn Thị Lang đã báo cáo giống đậu phộng và Gia tăng sản xuất cùng với cải tiến chất lượng và năng suất giống đậu phộng tại Trà Vinh
Bối cảnh Ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với thách thức kép là tăng sản xuất lương thực để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời cố gắng thích nghi với khí hậu thay đổi. Nhiệt độ toàn cầu biến động nhanh chóng, sự không chắc chắn trong mô hình khác nhau, cường độ và tần suất thiên tai ngày càng tăng là những mối đe dọa lớn đối với các hệ thống thực phẩm có khả năng hạn chế năng suất và phá vỡ sự ổn định của hệ thống thực phẩm. Đồng thời, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm là nguồn phát thải khí nhà kính chính. Giải quyết những thách thức này đòi hỏi phải xem xét các cơ hội và đánh đổi cụ thể của ngành và cây trồng. Đó là cây đậu phộng cho tỉnh Trà Vinh .Viện nghiên cứu Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đã nghiên cứu và lai tạo chọn ra các giống đậu phộng mới. 2019 trồng tại Viện HATRI
Bảng 1. Chiều cao và thời gian sinh trưởng của 13 giống đậu tại Viện HATRI
STT
|
Tên giống
|
Cao cây
(cm)
|
TGRHL1
(ngày)
|
TGRHL2
(ngày)
|
TGST
(ngày)
|
Số cành
|
1
|
HATRI 01ĐP
|
68.5abcd
|
38a
|
45
|
98bc
|
4.99gh
|
2
|
HATRI 02ĐP
|
69.6abc
|
37ab
|
44
|
96de
|
5.67efg
|
3
|
HATRI 03ĐP
|
69.0abc
|
38a
|
45
|
98bc
|
7.33ab
|
4
|
HATRI 04ĐP
|
69.0abc
|
36bc
|
44
|
96de
|
6.00def
|
5
|
HATRI 05 ĐP
|
69.2abc
|
37ab
|
44
|
97cd
|
7.16abc
|
6
|
HATRI 06 ĐP
|
67.8bcd
|
35c
|
42
|
95e
|
7.33ab
|
7
|
HATRI 07 ĐP
|
71.0ab
|
38a
|
45
|
98bc
|
6.00def
|
8
|
HATRI 08 ĐP
|
68.0bc
|
35bc
|
42
|
95e
|
5.83ef
|
9
|
HATRI 09 ĐP
|
55.4e
|
38a
|
45
|
98bc
|
4.66hi
|
10
|
HATRI 10Đ
|
67.3cd
|
37ab
|
44
|
97cd
|
5.33fgh
|
11
|
HATRI 11Đ
|
71.3ab
|
36bc
|
44
|
96de
|
7.00abc
|
12
|
HATRI 12ĐP
|
68.1bc
|
37ab
|
44
|
96de
|
6.50bcde
|
13
|
VND1(Đc)
|
72a
|
36bc
|
44
|
96de
|
7.8a
|
Đậu Phộng: hầu hết các giống có thời gian sinh trưởng trong vụ hè thu này trung bình từ 95-100 ngày, kéo dài TGST hơn vụ Đông xuân, có thể do mưa kéo dài và ruộng luôn trong tình trạng ngập úng thích hợp cho những vùng độc canh hay xen canh với các cây trồng khác.
Hầu hết các giống ra hoa tập trung 35-38 ngày sau khi gieo, hoa nở rộ trong lần ra hoa lần 1.
Bảng 2: Đặc điểm năng suất và thành phần năng suất của các giống đậu phộng
Stt
|
Tên
giống
|
Năng suất
(tấn)
|
% trái 3-4hạt
|
% trái
2hạt
|
% trái
1hạt
|
% trái lép
|
P100
hạt vỏ
(g)
|
P100
hạt
(g)
|
1
|
HATRI 01ĐP
|
3.26bcd
|
0.00e
|
83.4a
|
10.6abcd
|
5.96bc
|
105.8b
|
42.6a
|
2
|
HATRI 02ĐP
|
3.42ab
|
21.5a
|
58.5g
|
12.9abcd
|
7.07abc
|
102.8bc
|
39.9bcd
|
3
|
HATRI 03ĐP
|
3.62a
|
18.1ab
|
68.2e
|
6.77d
|
6.78abc
|
135.0a
|
40.5abcd
|
4
|
HATRI 04ĐP
|
2.55j
|
0.00e
|
79.5abc
|
11.5abcd
|
8.90ab
|
83.10hi
|
40.1abcd
|
5
|
HATRI 05 ĐP
|
3.46ab
|
0.00e
|
80.6abc
|
13.4abc
|
5.89bc
|
91.3efgh
|
40.5abcd
|
6
|
HATRI 06 ĐP
|
2.88hi
|
5.46cde
|
80.4abc
|
7.33cd
|
6.79abc
|
82.6hi
|
36.0ef
|
7
|
HATRI 07 ĐP
|
3.21cde
|
0.00
|
81.5ab
|
10.2abcd
|
8.26abc
|
87.9fghi
|
39.4cd
|
8
|
HATRI 08 ĐP
|
2.86i
|
0.00e
|
80.1abc
|
9.60abcd
|
10.2a
|
85.1ghi
|
38.3de
|
9
|
HATRI 09 ĐP
|
3.33bcd
|
9.5c
|
66.6ef
|
15.1a
|
8.66ab
|
107.7b
|
32.5g
|
10
|
HATRI 10Đ
|
3.93 A
|
16.0b
|
67.3e
|
8.17bcd
|
8.48abc
|
82.0i
|
36.3ef
|
11
|
HATRI 11Đ
|
3.69 A
|
0.00e
|
78.1abcd
|
14.6ab
|
7.20abc
|
82.4i
|
41abc
|
12
|
HATRI 12ĐP
|
3.59a
|
3.82de
|
77.7abcd
|
13.9ab
|
4.48c
|
95.9cdef
|
40.1abcd
|
|
VND1
(Đc)
|
1.97ghi
|
0.00e
|
77.7abcd
|
13.9ab
|
8.79ab
|
92.3defg
|
40.2abcd
|
Hình 3: Nông dân thảo luận (ảnh: Lê Hoàng Phương)
Nguyễn Trọng Phước: Báo cáo liên quan kỹ thuật giống đậu phộng cho nông dân
Chuẩn bị đất: Đất trồng đậu phộng phải là đất nhẹ, có thành phần cát thô và các mịn nhiều hơn đất sét. Phải cày đất tơi xốp để đất có khả năng giử nước và thoát nước tốt đáp ứng các yêu cầu quan trọng của đậu phộng như nốt sần được hình thành làm cải tạo thành phần đạm trong đất. Gieo hạt với khoảng cách vừa phải tránh trồng quá dày sẻ ảnh hưởng đến năng suất, Khoảng cách thường là 30-40cm giữa hàng với hàng và 15-20 cm cây cách cây. Độ sâu của lổ tỉa cũng phải chú ý tùy thuộc vào thời vụ. Gieo 2-3 hạt/ hốc lượng hạt giống cần để gieo cho 1 ha là 150-180 kg. chăm sóc và bón phân cho đậu phộng : Bón lót: Phân chuồng hoặc phân hửu cơ 5-10 tấn/ha, 100-200 kg super lân, 70-100 kg kali;Bón thúc: Khoảng 10-15 ngày sau khi gieo 20-25 ure 50-100 kg super lân;Lần hai khi cây ra hoa 20-25 kg urê 50-100 super lân.
Báo cáo bảo vệ thực vật cho đậu phộng
Tình hình sâu bệnh tại Trà Vinh: do thạc sĩ Huỳnh Vân An
Phòng Triển khai Ứng dụng- Trung tâm Thông tin & Ứng dụng khoa học công nghệ Trà VinhTrung tâm báo cáo
Phòng Triển khai Ứng dụng- Trung tâm Thông tin & Ứng dụng khoa học công nghệ Trà VinhTrung tâm báo cáo
Cây đậu phộng thường gặp các nhóm sâu ăn lá, sâu khoang, sâu cuốn lá,… chúng thường phá mạnh từ lúc cây đậu phộng ra hoa trở đi, nếu sâu nhiều chúng ăn trụi hết lá cả ruộng đậu phộng làm ảnh hưởng đến năng suất, nhóm này người nông dân rất dễ nhận biết.
Nhóm sâu chích hút như rệp, bọ trĩ, rầy xanh,…loại này vừa làm hại lá vừa là môi giới truyền bệnh cho đậu phộng.
Nhóm hại rễ và quả như sâu xám, dế, mối, sung trắng, trong nhóm này người ta thấy có nguy hiểm là sâu xám và sung trắng.
Ths. Trang Tửng chi Cục Phó Chi cục Trồng trọt và BVTV Trà Vinh báo cáo tình hình phát triển giống đậu địa phương .
“Một giống tốt là phải cho năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh và được thương lái chấp nhận. Hiện nay, có rất nhiều giống đậu đã và đang được trồng tại Trà Vinh như: MD7, L14, L18, L23, HL15, VD1, VD2, đậu Vồ, MD9, đậu đỏ Bắc Giang, đậu đỏ nhiều hạt Mỹ,… Đặc điểm các giống này là hầu hết các giống đậu đang trồng ở Trà Vinh đều có dạng thân đứng, ngoại trừ đậu hột đỏ có dạng thân nửa bò. Tuy nhiên, để dễ nhận biết ta có thể dựa vào đặc điểm vỏ trái phân thành 2 nhóm như sau:
- Nhóm đậu vỏ có gân: Gồm các giống MD7, MD9, đậu Vồ, L14,…Nhóm này thường được nông dân yêu thích vì cho năng suất rất cao, hột to, dễ tiêu thụ nhưng nhược điểm vỏ khá dày, đòi hỏi kỹ thuật thâm canh và chi phí đầu tư nhiều.
- Nhóm đậu vỏ trơn bóng: Gồm các giống VD1, VD2, đậu hột đỏ,… Nhóm này thường rất dễ trồng, ít kén đất, nhưng cho năng suất kh&oci