Trang Chủ >> TIN TỨC » TIN KHOA HỌC TRONG NƯỚC
Tuần lễ từ 6 đến 12-2-2023
Bản tin khoa học
Cơ chế chống chịu mặn của cây mô hình Arabidopsis thaliana.
Nguồn: Baiying LiFangfang NiuYonglun ZengManKei TseCesi DengLiu HongShengyu GaoSze Wan LoWenhan CaoShuxian HuangYasin Dagdas, and Liwen Jiang. 2023. Ufmylation reconciles salt stress-induced unfolded protein responses via ER-phagy in Arabidopsis. PNAS January 25, 2023; 120 (5) e2208351120

Thực vật chuyển động hệ thống màng nội sinh(endomembrane system) để hồi phục lại hoạt động sinh lý bảo hòa chất (homeostasis) khi chúng bị kích động bởistresse. Thông qua chức năng của“ufmylation”trong sự kiện stressER và sự kiện“autophagy” (tự lập trình gây chết)đã được mô tả ở động vật có vú, nhiệm vụ chi tiết của chúng trong phát triển thực vật và phản ứng với stress vẫn còn chưa rõ ràng. Theo kết quả nghiên cứu này, người ta xác định đượcUfl1là một tác nhân tương tácATG8 (interactor) trong cây mô hìnhArabidopsis và chứng minh đượcrằngUfl1duy trì hoạt động sinh lýER homeostasistrong điều kiện có stress mặn xảy ra thông qua điều tiếtER-phagybởi gắn kết có tính chất cơ chế học với sự kiện vận hành hệ thống“autophagy”(ATG). Nghiên cứu này mở ra một cách rõ ràng hơn về các chức năng có tính chất “pleiotropic” (gen đa tính trạng) của hệ thốngphiên mã có thuật ngữ khoa học là “ufmylation cascade”của thực vậtkhi bị stress phi sinh học và xây dựng luận điểm “cross-talk”giữa“ER stress”, stressmặn, và“autophagy”.

Trong thực vật, “endomembrane system” được điều tiết một chút khikhi phản ứng với stress do ngoại cảnh tác động để duy trì hoạt động sinh lýtế bào “homeostasis”.Những“autophagosomes”, cơ quan có màng kép hình thành nên hiện tượng lấy đi dưỡng chấthoặc kích thích stress, phân giải vật chất trong dịch bào chất phục vụ cho yêu cầu chuyển hóa thành dưỡng chất(nutrient turnover). Thông qua các stress phi sinh học đã từng được báo cáo trước đây để kích thích cây xanhthực hiện “autophagy” (tự chết), một vài thụ thể(receptors) hoặc“regulators”phục vụ cho“autophagy” có tính chất chọn lọcđã được người ta định tính trong những stress hết sức chuyên tính. Ở đây, người ta đã áp dụngphương pháp “immunoprecipitation”theo sau đó làphương pháp sắc ký khối phổ luân phiên, sử dụng “marker protein ATG8” trong “autophagosome”làm bẫy.Người ta xác định đượcE3 ligasetrong hệ thống“ufmylation”Ufl1là mộtbona fide ATG8 interactortrong điều kiện có stress mặn xảy ra. Đáng chú ý là, những thành phần chủ chốt trong phiên mã“ufmylation cascade”, Ufl1 Ufm1, tương tác vớinhững phức protein“autophagy kinase” nhưATG1 ATG6. Phân tích tế bào và phân tích di truyền cho thấyUfl1 rất quan trọng của phagy tại mạng võng nội chất(endoplasmic reticulum (ER)-phagy)trong điều kiện có stress mặn xảy ra. Đột biến kiểu “loss-of-function” củaUfl1 có vai trò trong kiểu hình siêu nhạy cảm với stress mặnvà hình thái bất bình thường củaER.Những phản ứng với stress của mạng võng nội chất kéo dài được tìm thấy trong đột biến ufl1 mà bản sao hình (phenocopy)phản ánh chức năng khác thường củaautophagy trong đột biến atg5. Một cách nhất quán về kết quả này, biểu hiện của các thành phân trong“ufmylation cascade”được điều tiết theo kiểu “up”bởi stress mặn. Tóm lại, kết qảu nghiên cứu chứng minh được vai trò củaufmylationtrong điều hòa sinh lý tế bào“ER homeostasis” khi stress mặn xảy ra thông qua hiện tượng“ER-phagy”.
Phổ biểu hiện protein trong tế bào chất và ty thể bộ của dịch châu chấu bùng phát
Nguồn: Jing LiLiya WeiYongsheng WangHaikang ZhangPengcheng YangZhangwu Zhaoand Le Kang. 2023. Cytosolic and mitochondrial ribosomal proteins mediate the locust phase transition via divergence of translational profiles. PNAS January 26, 2023; 120 (5) e2216851120.

Sự bùng phát dịch châu chấu (locust plagues)được cấu thành bởi pha dịch chuyển (phase transition) từ châu chấu đơn đàn đến châu chấu bầy đàn (gregarious locusts). Nhiều nghiên cứuchỉ ra rằng sự điều tiết dịch mã và hậu dịch mã xảy ra trong thay đổiphase. Tuy nhiên, sự điều tiết dịch mã trong chuyển đàn châu chấu (phase transition) vẫn chưa rõ ràng. Ở đây, người ta đã tìm thấy các phổ biểu hiện mang tính chất mềm mại, linh hoạt trong“polysome” giữa châu chấu đơn độc và châu chấu bầy đàn. Một sự đa dạngvới những protein ở ri bô thể thuộc tế bào chất và protein trong ty thể bộhình thành nên tập tính (behavioral features) của châu chấu bầy đàn (gregarious)và châu chấu đơn độc (solitary). Phát hiện này chỉ ra rằng mật số quần thể châu chấu, được xem như một tín hiệu môi trường, có thể bắt đầu nội dung điều tiết dịch mã để có được tính chất mềm dẽo linh hoạt về kiểu hình của côn trùng. Manh mối quan trọng này phục vụ cho nghiên cứu mục tiêu để kiểm soát dịch hại châu chấu cũng được đề cập. Hiểu biết được sự điều tiết biến dưỡng năng lượng ở mức độ dịch mã trong loài sinh vậteukaryotes được giới thiệu khá tốt.
Sự dịch chuyển từ pha “solitary” đến pha “gregarious” của châu chấurất quan trọng để bùng nổ dịch hại châu chấu tại một vùng nào đó, chúng đe dọa năng suất nông sản và an ninh lương thực của loài người. Nghiên cứu cơ chế điều tiết sự dịch chuyển pha của châu chấu như vậy được tập trung ở mức độ dịch mã và sau dịch mã. Tuy nhiên, điều tiết sự dịch mã của thay đổi pha chưa được khai thác nhiều. Ở đây,nhóm tác giả đã cho thấy một phần lệ thuộc vào pha với mức độ dịch mã, mà ở đó, chúng biểu hiện nhiều phổ“polysome” rất khác nhau giữa châu chấu bầy đàn và châu chấu đơn độc. Châu chấu bầy đàn(gregarious locusts) biểu hiện sự gia tăng đáng kể tại vị trí60S vàpolyribosomes, trong khi châu chấu đơn độc (solitary locusts)sở hữu những đỉnh cao hơn (higher peaks) của “monoribosome”và một “halfmer”hết sức đặc biệt.Các phổ biểu hiệnpolysome, kiểu hình phân tử, phản ứng với thay đổicủa mật độ quần thể châu chấu. Trong châu chấu bầy đàn, 10 gen có trong lộ trình ri bô thể ở tế bào chấtđã biểu hiện sự tăng lên kết quả dịch mã(translational efficiency:TE). Trong châu chấu đơn độc, 5 gen của lộ trình ri bô thể ty thể bộ biểu thị TE tăng lên. Biểu thị cao của protein 7 trong “đại ri bô thể”ở mức độ dịch mã làm tăng cường sự tích tụ của“free 60S ribosomal subunit”của quần thể châu chấu bầy đàn, trong khi đó, châu chấu đơn độc sử dụng protein 18c nhỏ hơn trong thể ri bôđể kích thích sự đồng điệu hoạt động của ri bô thể ty thể bộ (mitochondrial ribosomes), làm ra kết quả đa dạng của phổ biểu hiện dịch mã (translational profiles) và sự dịch chuyển tập tính châu chấu. Nghiên cứu cho thấy cơ chế điều tiết dịch mã của hiện tượng dịch chuyển pha của châu chấu, trong đó, chúng khai thác các lộ trình hoạt động ribosome hết sức đa dạngnhằm thích ứng với thay đổi mật độ dân số bầy đàn.
Chỉnh sửa gen lặn xa-13 kháng bệnh cháy bạc lá lúa
Nguồn: Wulan Arum Hardiyani, Ali Wafa, Wahyu Indra Duwi Fanata, Hardian Susilo Addy. 2023. Design and construction of single guide RNA for CRISPR/Cas9 system based on the xa13 resistance gene in some varieties of rice (Oryza sativa). Journalof Tropical Plant Pests and Diseases; Vol. 23 No. 1 (2023): MARCH
Gen lặnxa13 điều khiển tính kháng với tác nhân vi khuẩn gây bệnh bạc là lúaXanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) được tìm thấy trong nhiều giống lúa. Tăng cường hoạt động của gen này sẽ kích hoạt được sự hình thành nên sucrose như một dưỡng chất cung cấp cho vi khuẩnXoo để chúng phát triển trong cây lúa.Sự đột phá của gen lặn này biểu hiện trong cây có thể ảnh hưởng thành tác động ngược của gen ấy, gần đây người ta có thể sáng tạo ra chỉnh sửa gen theo hệ thống CRISPR-Cas9, sử dụngCRISPR-associated protein-9 (CRISPR/Cas9);hệ thống rất cầngRNA để ghi nhận được đích đến là trình tự mục tiêu. Nghiên cứu này nhắm đến việc thiết kế và thành lập vector mang gRNA-targeting xa13 trong cây lúa thông qua chuyển nạp trực tiếp bằng súng bắn gen. CHOPCHOP được người ta sử dụng để phát sinh ra các ứng cử viên gRNA tùy theo trình tự gen đích. Hai ứng cử viên của gRNAmà đích đến làxa13 đã được lựa chọn trên cơ sở phân tích dữ liệu tin sinh học. Mỗi ứng cử viên của gRNA có 20 nucleotides (nt) của trình tự gen đích, tại vùng cận trên 3 nt của trình tự protospacer adjacent motif (PAM) (5’-NGG) đích đến2 exons trong trình tự genxa13. Phân tử gRNA1này sẽ nhắm đích exon 1 và gRNA2 nhắm đích exon 2, với hiệu quả đạt 52.51% và 44.63%, theo thứ tự. Cơ sở dữ liệu cho thấy hàm lượng GC content của tất cả gRNA ứng cử viên biến động trong khoảng 55–70%, không có đột biến không chủ đích (target-off) trên toàn bộ hệ gen cây lúa. Chuyển nạp và xác định kết quả dựa trên phương pháp định tính hệ gen và định tính sinh lý của nhữngtransformants,chúng được xác định kết quả thiết kế vector như vậy là thành công.
Hình 1. Thiết kế gRNAsnhắm đích đến là genxa13 trong cây lúa
Chức năng của MePAL6 của hệ gen cây sắn trong quản lý nhện Tetranychus urticae
Nguồn: Xiaowen YaoXiao LiangQing ChenYing LiuChunling WuMufeng WuJun ShuiYang QiaoYao ZhangYue Geng. 2023. MePAL6 regulates lignin accumulation to shape cassava resistance against two-spotted spider mite. Front Plant Sci.; 2023 Jan 6;13:1067695.doi: 10.3389/fpls.2022.1067695. 

Hình: Tetranychus urticae(nhện TSSM)

Nhện ký sinh trên lá sắn có tên tiếng Anh là “two-spotted spider mite”(TSSM), tên khoa học là Tetranychus urticaelà đối tượng gây hại nghiêm trọng trên sản xuất sắn của Trung Quốc. Lignin được xem như là rào cản quan trọng bảo vệ cây chống lại sâu bệnh hại, nhiều gen được ghi nhận có liên quan đến sinh tổng hợplignin, tuy nhiên, làm thế nào các gen này hình thành nên kết quả tích hợp lignin trong cây sắnvà làm ra tính kháng nhệnTSSMvẫn chưa được hiểu rõ.
Muốn có kiến thức này, người ta tiến hiền khảo sát tại vùng đa g có dịch hạiTSSM, các gen liên quan đến sinh tổng hợp lignin được thao tác để quan sát biểu hiện gen thôn qua kết quả phân tích “expression pattern analysis”theo sau đó là phương pháp xác định họ gen, và các gen chủ lực với sự kích hoạt đáng kể phục vụ giải thích chức năng gen.
Hầu hết các gentrong sinh tổng hợp lignin đề được điều tiết theo kiểu “up” trong khi giống sắn kháng nhện cho nhiễm nhân tạoTSSM, đáng chú ý là, genMePALcó sự kích kháng mạnh mẽ nhất trong tất cả gen được tìm thấy. Do vậy,nhóm tác giả này tập trung vào xem xét chức năng củaMePAL khi cây sắn bị tấn công bởi nhện TSSM. Họ gen này được xác địnhcó tất cả 6 thành viên MePALtrong genome cây sắn, kết quả phân tích di truyền huyết thống (cây gia hệ),kết quả tự tái bản gen(gene duplication),dự đoán“cis-elements”và “motif” đặc hữu có tính chất bảo thủ đề khẳng định được rằngnhững gen này có thể tham gia vào phản ứng với stress sinh học của cây sắn. Phổ biểu hiện trong phiên mã của 6 genMePAL trong giống sắn kháng nhện TSSM– giốngSC9, chỉ ra rằng nó được điều tiết theo kiểu “up”. Để làm rõ hơn tương quan giữa thể hiện genMePALvới tính khángTSSM,gen có kích thích tính kháng mạnh nhấtMePAL6được người ta thao tác kỹ thuật làm câm gen bằngvirus-induced gene silencing(VIGS), người ta thấy rằng: kết quả làm câm genMePAL6trong giống sắnSC9 không chỉ ức chế đồng thời sự biểu hiện của những gen khác gắn với sinh tổng hợplignin, ví dụ như4-coumarate--CoA ligase (4CL), hydroxycinnamoyltransferase (HCT) cinnamoyl-CoA reductase (CCR), mà còn làm cho hàm lượng lignin giảm hẳn. Quan trọng là, sự ức chế gen MePAL6trong giống sắnSC9 có thể dẫn đến kết quả phá hủy toàn bộ tính kháng với nhệnTSSM.
Nghiên cứu này đã xác định chính xác genMePAL6 là gen đích giúp cây sắn kháng được sự xâm nhiễm của nhệnTSSM, kết quả này có thể được xem như gen chỉ thị rất đáng tin cậy để đánh giá tính kháng của cây sắn với côn trùng.
Hình: Kết quả làm câm gen kháng MePAL6đối với nhệnTSSM.

 
Video Clip
Thống kê lượt truy cập
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:463
số người truy cậpHôm qua:647
số người truy cậpTuần này:4661
số người truy cậpTháng này:22748
số người truy cậpTất cả:425792
số người truy cậpĐang trực tuyến:47