Trang Chủ >> TIN TỨC » TIN KHOA HỌC TRONG NƯỚC
HỘI THẢO KHOA HỌC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TỈNH VĨNH LONG “XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI NHÂN GIỐNG KHOAI LANG Ở TỈNH VĨNH LONG”
 
 
 
THÔNG TIN HỘI THẢO KHOA HỌC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TỈNH VĨNH LONG
“XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI NHÂN GIỐNG KHOAI LANG Ở TỈNH VĨNH LONG”
 
Hình 1. Hội ThảoKhoa học tại tỉnh Vĩnh Long ngày 5 tháng 3 năm 2020 (ảnh: Biện Anh Khoa)
 
     Trong khuôn khổ thực hiện đề tài: Xây dựng mạng lưới nhân giống khoai langở tỉnh Vĩnh Long” do GS.TS. Nguyễn Thị Lang làm chủ nhiệm. Ngày 5 tháng 3 năm 2020 tại Hội Trường Sở Khoa học Huyện Bình Tân, Viên Nghiên Cứu Công Nghệ Cao ĐBSCL (HATRI) tổ chức hội thảo khoa học, với 40 cán bộ của Tỉnh Vĩnh Long bao gồm các cán bộ HĐND tỉnh; Vp. UBND Tỉnh;
 
-Sở KH&CN, Sở NN và PTNT; Trung tâm giống nông nghiệp; Trung tâm thông tin nông nghiệp nông thôn; Trung tâm khuyến nông; Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Vĩnh Long, Trung tâm Tin học và Thông tin KH&CN; Đài PT-TH Vĩnh Long, báo Vĩnh Long, Thông tấn xã Vĩnh Long; Đại Học Cửu Long; Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long; Cao Đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long; Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long. UBND huyện Bình tân; Nông dân giỏi, Hợp tác xã. 
 
Chương trình gồm có: Đề dẫn báo cáo khoa học tóm tắt đề tài xây dựng mạng lưới giống khoai lang Bình Tân của GS.TS. Nguyễn Thị Lang.
 
     Vấn đề cấp bách đặt ra là làm sao chọn giống khoai lang mới có năng suất cao, phẩm chất tốt để bổ sung vào bộ giống hiện có của huyện và mở rộng mô hình sản xuất hom giống tại chỗ phục vụ cho nhu cầu sản xuất ở địa phương. Chính vì vậy đề tài Xây dựng mạng lưới nhân giống khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” đã được triển khai nhằm chọn lọc các giống khoai lang đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương cung cấp cho vùng chuyên canh, phục vụ giống khoai lang tại chỗ cho tỉnh Vĩnh Long.
 
Mục tiêu chung:
     - Nhân giống khoai lang, nâng cao năng suất, chất lượng giống. Phục vụ nhu cầu thị trường.
     - Xây dựng mô hình nhân giống, tập huấn và chuyển giao quy trình.
Mục tiêu cụ thể:
  • Xây dựng hệ thống nhân giống khoai lang ở 3 cấp: siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận.
  • Xây dựng quy trình – mô hình nhân giống khoai lang cho tỉnh Vĩnh Long. Trình diễn mô hình thực tế ở các điểm thực nghiệm ở huyện Bình Tân – Vĩnh Long.
  • Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật áp dụng quy trình nhân giống khoai lang đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
     Xây dựng hệ thống tuyên truyền cho nông dân nhận thức về giống cũng như ý thức sử dụng nguồn giống chất lượng của địa phương.
Hiện tại, sản xuất khoai lang đang phải đối mặt với nhiều thử thách bao gồm: (i) sự phá hủy nghiêm trọng bởi côn trùng/sâu hại đang gia tăng cùng với việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu; (ii) gánh nặng trên gia tăng năng suất, và sử dụng phân bón liều lượng cao tăng giá thành; (iii) sự mở rộng sản xuất trong vùng đất mới thường xuyên (iV) Việc thu mua và tiêu thụ. Việc kết hợp nhiều phương pháp dựa trên những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu: xây dựng mạng lưới nhân giống. tạo giống mới; ứng dụng cơ khí trong thu hoạch và làm đất đã được phát triển để đối phó với những thử thách nêu trên và để gia tăng chất lượng, số lượng khoai lang  cho xuất khẩu.
 
     Để gia tăng sản xuất và chất lượng khoai lang, nhu cầu cấp thiết là những giống khoai ổn định, cần phải kháng với nhiều loại sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi, hàm lượng dinh dưỡng cao, để tiết kiệm nước và có thể giúp làm giảm lượng thuốc trừ sâu và phân bón sử dụng. Nhiều sự cố gắng đáng kể đã được thực hiện, tập trung trên nghiên cứu nguồn vật liệu di truyền để khám phá gen kháng với sâu bệnh hại, gia tăng hiệu quả sử dụng N và P, phẩm chất hạt tốt, và cho năng suất cao. Vì vậy, cách thức tiếp cận khả thi nhất là thanh lọc nguồn vật liệu di truyền.
 
Những tiến bộ trong nghiên cứu khoai lang từ sự cộng tác
 
     Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ cao ĐBSCL (HATRI) đã tham gia đã xây dựng chương trình chọn tạo giống  khoai lang mới và phục tráng giống để nhân rộng giống khoai lang trong vùng. Hai giống Khoai Lang Hưng Lộc và Tím Nhật đã phục tráng để cung cấp cho người dân thông qua hợp tác xã và huyện. Trong sự cố gắng mở rộng diện tích sản xuất, cộng tác viên đã phân bố giống khoai lang trên cánh đồng mẫu của nông dân và hợp tác xã. Bắt đầu từ năm 2017, (1) chọn tạo và phát triển giống mới (2-giống) chất lượng cao phù hợp cho xuất khẩu và thích hợp cho vùng canh tác của địa phương như khoai lang có màu sắc tím đậm, chất lượng tốt, năng suất cao có khả năng kháng sâu bệnh hại; (2) xây dựng quy trình canh tác cho các giống khoai lang mới được chọn tạo trong khu vực có hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau ở  Bình Tân, Vĩnh Long.
 
Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao kỹ thuật
 
Khoai Lang là một mặt hàng sản xuất chủ yếu của Bình Tân, Vĩnh Long và là nguồn thu nhập/sinh kế của người nông dân. Hiện tại, trong tổng số diện tích sản xuất lúa khoai lang ở Vĩnh Long, khoảng 12.000 ha (Lang và ctv, 2015). Hơn nữa, công việc tương đối khó khăn là giống khoai Lang mới đến cánh đồng người nông dân.
 
Qua đánh giá phẩm chất của 3 giống khoai lang vụ Hè Thu ghi nhận: Tím Nhật đã phục tráng, Tím Nhật chưa phục tráng làm đối chứng và Hưng Lộc. Giống Hưng Lộc các vị trí trồng đều thấy ổn định không biến động. Tuy nhiên giống Hưng Lộc có hàm lượng tinh bột cao nhất (76,08%); có hàm lượng β-carotene lớn nhất; hàm lượng amylose thấp nhất cho chất lượng khoai dẻo nhất, Khoai Tím Nhật. Về protein, cao nhất ghi nhận ở giống Hưng Lộc. Nhóm đường fructose cao; nhóm đường sucrose cao: Khoai Tím Nhật, Về phẩm chất chung của các giống, qua 2 vụ đánh giá (Đông Xuân và Hè Thu) ghi nhận các giống có triển vọng tốt về chất lượng ngon cả hai giống tím Nhật và Hưng Lộc.
 
Xây dựng 20 ha nhân giống khoai lang
Đào tạo 200 cán bộ và nông dân
Tuyên truyền cho báo đài truyền hình đưa tin 4 lượt
 
Ông Bùi Văn Ngọc Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Tân phát biểu:
     “Phương án sản xuất và nhân giống khoai lang cho tỉnh. Cảm ơn Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao đã thành công chuyển giao nhân giống và hệ thống nhân giống cho huyện. Huyện sẽ duy trì diện tích 12,400 ha giống khoai lang và 80% khoai lang tím Nhật năng suất đạt 30 tấn/ 1 ha. Điều nầy đã thành công bước đầu. Có rất nhiều vấn đề còn lại cần được giải quyết triệt để các chương trình nhân giống khoai lang trong tương lai. Các vấn đề chính tập trung vào việc giảm chi phí sản xuất, sản xuất và cung ứng ổn định, các biện pháp biến đổi khí hậu, giá trị gia tăng cao và phát triển để đáp ứng nhu cầu mới. Việc cơ giới hóa canh tác khoai lang không tiến bộ nhiều, và giờ làm việc để quản lý với các loại cây trồng khác. Để giảm thời gian làm việc và chi phí sản xuất, điều quan trọng là phải cải thiện các loại cây giống phù hợp để tỉa và canh tác bằng máy móc. Ngoài ra, các phương pháp trồng trực tiếp của rễ lưu trữ 'hạt giống' được xem. Việc sản xuất khoai lang đang giảm dần qua từng năm tại Bình tân và các giống mới có năng suất cao và khả năng kháng bệnh đang được chú ý.”
 
Hình 2:  Ông Bùi Văn Ngọc _ Phó Chủ Tịch UBND huyện Bình tân  (ảnh: Nguyễn Thị Lang)
 
Ý kiến của sở ban ngành hơn 7 báo cáo tiếp cũng đề xuất trong thời gian tới cần bảo tồn và duy trì hệ thống giống cho huyện.
 
Kết luận của hội nghị
 
GS.TS. Nguyễn Thị Lang phát biểu:
     "Khoai lang đã đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau như một cây trồng, cây trồng sinh khối, cây trồng thương mại và cây trồng thúc đẩy sức khỏe trong lịch sử lâu dài cho con người. Những ứng dụng  nhân giống khoai lang sẽ hỗ trợ cho việc canh tác và sử dụng hợp lý cho khoai lang cần chú ý. Tỉnh cần thiết tiếp tục cải thiện khoai lang trong tương lai. Viện HATRI sẽ cùng chung với Tỉnh bảo tồn nguồn gen cây khoai lang; Phục Tráng Khoai Lang; Xây dựng hệ thống  khoai lang ổn định."
 
 
 
 
             
 
 
 
Video Clip
Thống kê lượt truy cập
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:396
số người truy cậpHôm qua:647
số người truy cậpTuần này:4594
số người truy cậpTháng này:22681
số người truy cậpTất cả:425725
số người truy cậpĐang trực tuyến:51