Trang Chủ >> HOẠT ĐỘNG » NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC NGHIÊN CỨU TẠO CHỌN CÁC GIỐNG LÚA CHỐNG CHỊU MẶN THÍCH NGHI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
01/06/2018 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1083
 
Do bộ Khoa học và Công Nghệ , VP Tây Nam Bộ đầu tư kinh phí 
Cơ Quan chủ trì: Đại học Cửu Long
Chủ nhiệm: TS.Bùi Hữu Thuận
Đề tài: Thực hiện từ 1/10/217 đến 1/12/2019
Mục Tiêu
Mục tiêu chung:
  • Chọn tạo được 3 giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, chịu mặn, kháng bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu. Chọn được ít nhất 1 giống được công nhận giống sản xuất thử, 2 giống khảo nghiệm (mỗi giống phải kháng được ít nhất 02 loại bệnh và chịu được mặn).
Mục tiêu cụ thể:
  • Chọn được giống lúa chống chịu mặn, có năng suất ổn định, chất lượng tốt, chống chịu được những loại sâu bệnh phổ biến tại ĐBSCL, có thể được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng địa lý khác nhau.
  • Tạo ra được 1 giống thuần có năng suất trên 7 tấn/ha ở vụ Đông Xuân, phẩm chất tốt, chịu mặn trên 2‰ ở giai đoạn trổ.
  • Tạo ra được 1 giống lúa thuần có năng suất trên 5 tấn/ha ở vụ Hè Thu, phẩm chất gạo tốt, chống chịu mặn trên 4‰ ở giai đoạn đầu vụ.
  • Xây dựng các quy trình kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn và tạo ra các giải pháp hữu ích.
  • Đăng ký bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.
  • Công bố ít nhất 01 bài báo tạp chí trong nước và 01 bài báo trên tạp chí quốc tế thuộc danh sách ISI.
  • Đào tạo ít nhất 01 Thạc sĩ và góp phần đào tạo 01 Nghiên cứu sinh.
Tài liệu kỹ thuật, sách hướng dẫn, sách tham khảo:1
 
KẾT QUẢ BƯỚC  1: Các chi tiết xem tóm tắt
 
Sàng Lọc Gen Kháng Mặn Trên 100 Giống Dùng Làm Vật Liệu Lai 
 
Nguyễn Thị Lang(1)Biện Anh Khoa(1)Nguyễn Trọng Phước (1),
 Bùi Hữu Thuận(2), Bùi Chí Bửu (3).
1. Viện Nghiên cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL
2. Trường Đại học Cửu Long
3. Viện Khoa học Nông Nghiệp Miền Nam
 
Tóm tắt
 
        Qua đánh giá kiểu hình và kiểu gen của 100 giống lúa cao sản về mức độ phản ứng chống chịu mặn với ba nồng độ muối khác nhau EC = 0 dS/m, nồng độ muối  với EC = 8 dS/m, nồng độ muối EC = 15 dS/m có thể chia thành nhóm khác nhau: nhóm các giống chống chịu mặn, giống hơi nhiễm và giống nhiễm. Khả năng phản ứng với  mặn của giống lúa có sự khác biệt rất lớn. Tuy nhiên xét về sự sinh trưởng của các giống cho thấy: nồng độ muối càng cao thì ngày sống sót càng thấp, phần trăm giảm chiều cao cây, chiều dài rễ càng gia tăng, trọng lượng khô thân, rễ càng giảm. Các chỉ tiêu này đồng thời tương quan thuận rất chặt chẽ với nhau. Điều này cho thấy điều kiện mặn ảnh hưởng rất lớn đến sự sống sót, sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Phân tích kiểu gen trên hai chỉ thị phân tử  RM223 và RM3252 ghi nhận có sự đa hình trên cả hai chỉ thị nầy. Các giống được đề xuất bao gồm: Pokali, HATRI31, IR78933, IR-24-B-B-4. Các giống nầy có khả năng cho thời gian sống sót rất tốt ở các giai đoạn.
Từ khóa: chỉ thị phân tử, đa hình, kháng mặn, sự sống sót, sự tương quan.
 
 
NGHIÊN CỨU CHỒNG GEN MẶN VÀ HÀM LƯỢNG AMYLOSE THẤP TRÊN QUẦN THỂ HỒI GIAO  OM10252/POKKALI//OM10252
 
Nguyễn Thị Lang (1),  Nguyễn Văn Hữu Linh (1), Bùi Hữu Thuận (2), Bùi Chí Bửu(3)
1. Viện nghiên cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL
2. Trường Đại học Cửu Long
3. Viện khoa học Nông Nghiệp Miền Nam
 
Tóm tắt
         Sàng lọc 100 dòng BC3F2 từ quần thể OM10252/Pokkali //OM10252 đã được phát triển  tại Viện  Nghiên cứu Nông Nghiệp cao ĐBSCL và đánh giá mức độ phản ứng chống chịu mặn với ba nồng độ muối khác nhau EC=0 dS/m, 8 dS/m, 15 dS/m trên ba giai đoạn: Giai đoạn mạ; Giai đoạn sinh thực; Giai đoạn trổ hoa và đồng thời sau đó tiếp tục đánh giá tính trạng hàm lượng amylose của các dòng nầy để có thể giúp và đánh giá loại dần các dòng không chống chịu mặn và hàm lượng amylose cho các dòng lai hồi giao.  Khả năng phản ứng với  mặn của giống lúa có sự khác biệt rất lớn. Tuy nhiên xét về sự sinh trưởng phát triển của các dòng cho thấy: nồng độ muối càng cao thì ngày sống sót càng thấp, phần trăm giảm  dẩn với nồng độ EC= 15ds/m .
        Các  dòng sau khi thanh lọc mặn được đánh giá hàm lượng amylose thông qua chỉ thị phân tử. Ba chỉ thị  phân tử RM223, RM3252-S1-1, HATRI2  được đánh giá liên kết với kiểu gen mặn cũng được đánh giá và phân tích  trên hàm lượng amylose với chỉ thị Wx (gen chỉ định hàm lượng amylose). Kết quả đều ghi nhận có sự liên kết giữa kiểu hình và kiểu gen. Các  dòng từ tổ hợp OM10252/Pokkali //OM10252 chọn được 4 dòng vừa mặn vừa có hàm lượng amylose thấp. Các dòng nầy có thể đưa thử nghiệm trên vùng đất nhiễm mặn giới hạn nồng độ mặn từ 4-5-4%o để đánh giá năng suất và thành phần năng suất phục vụ cho chương trình nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: amylose, mặn, giai đoạn mạ, kiểu gen, kiều hình
 
Video Clip
Thống kê lượt truy cập
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:641
số người truy cậpHôm qua:703
số người truy cậpTuần này:1344
số người truy cậpTháng này:7425
số người truy cậpTất cả:321126
số người truy cậpĐang trực tuyến:66