Trang Chủ >> HOẠT ĐỘNG » HOẠT ĐỘNG KHÁC » TIN TỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu Báo cáo tại Hội nghị Pepper Tech lần thứ 42 tại Sri Lanka, ngày 31-10-2017
HỘI THẢO KHOA HỌC TẠI SRI LANKA
Từ ngày 29 tháng 10 đến 4 tháng 11 năm 2017
 
BÙI CHÍ BỬU
 
HỘI NGHỊ thường niên của IPC lần thứ 45 diễn ra tại Earl’s Regency Hotel, Kandy, Sri Lanka. Nội dung chính thức được thực hiện từ ngày 30-10 đến ngày 2-11-2017 (IPC: International Pepper Community).
IPChiện có 5 thành viên là Indonesia, India, Malaysia, Sri Lanka và Việt Nam. Nước Brazil đã xin rút khỏi tổ chức này. Sri Lanka là nước chủ nhà, đương kiêm Chủ Tịch IPC. Năm 2018, Malaysia sẽ là chủ tịch IPC và là chủ nhà của hội nghị thường niên IPC lần thứ 46.
 
NỘI DUNG HỢP TẠI SRILANKA 
Sri Lanka, tên chính thức: Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka; trước 1952 được gọi là Ceylon (Tích Lan), là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo ở Nam Á. Sri Lanka còn được mệnh danh là Hòn ngọc Ấn Độ Dương. Dân số Sri Lanka hơn 20 triệu người. Tổng Thống Sri Lanka hiện nay là Maithripala Sirisena.
Ngài Sirisena sinh ngày 3-9-1951, là tổng thống thứ 7 của Sri Lanka. Sau khi học nghề 3 năm về nông nghiệp, ông trở thành thành viên của đoàn thanh niên Đảng Tự do Sri Lanka (SLFP). Năm 1980, ông lấy bằng cử nhân khoa học chính trị tại viện văn chương Maxim GorkyLiên Xô. Từ 2004 đến năm 2014, ông từng là Bộ Trưởng: Bộ Quản lý Nước, Bộ Y Tế, và thắng cử Tổng Thống vào đầu năm 2015, với tư cách tổng thư ký đảng SLFP.Ông được đào tạo tại các tổ chức giáo dục như sau: Royal College, Polonnaruwa; Sri Lanka School of Agriculture, Maxim Gorky Literature Institute.
Tổng Thống có bài diễn văn khai mạc Hội nghị IPC thường niên, chủ trì nghi lễ đốt đèn truyền thống (traditional oil lamp’s lighting) và thăm triễn lãm của các công ty xuất nhập khẩu hồ tiêu, cây gia vị tại Earl’s Regency Hotel (Pepper and Spice Exhibition).
Bà Hoàng Thị Liên, Giám đốc điều hành IPC; ông Bandula Wickramarachchi, Chủ tịch IPC nhiệm kỳ 2016/17 là Bộ Trưởng Bộ “Primary Industries”; đọc diễn văn chào mừng và trình bày kế hoạch hoạt động IPC lần thứ 45, để toàn hội nghị thông qua.
Nước chủ nhà tổ chức nghi lễ khai mạc rất trang trọng và hiếu khách.
Đoàn Việt Nam do Chủ Tịch Hiệp Hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA): ông Nguyễn Nam Hải làm Trưởng đoàn; cùng với bà Nguyễn Mai Oanh (PCT kiêm Tổng Thư Ký VPA) và hơn 20 nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhà khoa học, nhà nông giỏi, đã tích cực tham gia thảo luận và thuyết trình hoạt động sản xuất, nghiên cứu, kinh doanh ngành hàng hồ tiêu, mà Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu của thế giới hiện nay. 
 
 
Hình 1: Tổng Thống Sri Lanka trao kỷ niệm chương cho doanh nghiệp giỏi.
 
Tổng Thống Maithripala Sirisena nhấn mạnh đến một kế hoạch năng động hơn để gia tăng xuất khẩu nông sản, đáp ứng với tiêu chuẩn chất lượng cũng như yêu cầu số lượng của thị trường. Trong bài diễn văn tại hội nghị thường niên IPC lần thứ 45, ông cho rằng những ngày ở tại Sri Lanka của các đại biểu quốc tế và địa phương, sẽ minh chứng một lần nữa: kỷ nguyên vàng của kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ngành hàng hồ tiêu; đây sẽ là một sự kiện quan trọng. Chính phủ có trách nhiệm giúp nông dânbước tiếp chặng đường phát triển sắp tới, sao cho ngành hàng hồ tiêu được tăng cường tốt hơn. Ngay cho dù giá cả hồ tiêu hiện nay đang giảm một cách đáng lo ngại, chính phủ vẫn phải đưa ra các giải pháp tốt nhất giúp nông dân trồng tiêu vượt qua cơn khủng hoảng giá này. Tổng thống cho rằng có nhiều chương trình như “National Food Production” cũng như phong trào “Gramashakthi People” do chính phủ khởi xướng tại Sri Lanka, sẽ tích cực phát triển ngành hàng nông nghiệp (agricultural industry) của địa phương, trong đó có ngành hàng hồ tiêu.
Hiệp hội hồ tiêu quốc tế hiện nay có India, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Việt nam là thành viên chính thức, bệnh cạnh đó, Papua New Guinea, Philippines là thành viên hợp tác (associate members). IPC được thành lập vào năm 1972 theo sáng kiến của UN-ESCAP (United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific). Văn phòng điều hành của IPC đặt tại Jakarta, Indonesia do một Giám Đốc điều hành quản lý. “Hội nghị thường niên lần thứ 45 của IPC có tất cả khoảng 400 đại biểu tham dự, từ 40 quốc gia khác nhau” bà Hoàng Thị Liên báo cáo phiên kết luận.
Năm 2015, Sri Lanka xuất khẩu được 16.660 tấn so với 8.031 tấn năm 2014, gia tăng 107%. Trong 10 năm qua, xuất khẩu trung bình 9.519 tấn / năm; do đó, xuất khẩu của năm 2015 đạt số lượng cao nhất của Sri Lanka. Năm 2017, Sri Lanka dự kiến thu hoạch 25.995 tấn, xuất khẩu 12.120 tấn.
Sản lượng hồ tiêu của Ấn độ ước đạt 57.000 tấn năm 2017 chiếm 14% so với tổng lượng tiêu của thế giới là 4,18 triệu tấn. Nên nhớ, năm 1995, Ấn Độ đã thu hoạch 65.000 tấn, như vậy sản lượng tiêu đã giảm so với trước, vì bệnh tật và vườn tiêu già cỗi. Họ xuất khẩu được 20.000 tấn trong năm 2017. Ấn Độ đưa ra giải pháp cấp bách: tái canh vườn tiêu, thâm canh tổng hợp (INM), mở rộng diện tích gieo trồng, cơ giới hóa sau thu hoạch và cấp chứng chỉ tiêu hữu cơ. Họ đặc biệt nhấn mạnh đến đầu tư R&D hồ tiêu rất mạnh mẽ. Ông Kannan, nguyên giám đốc điều hành IPC, và cây gia vị Ấn Độ, đã gặp riêng với Chủ tịch VPA, thảo luận hướng hợp tác giữa các nước có sản lượng hồ tiêu lớn, để  cho quản lý giá hồ tiêu có lợi cho bà con nông dân, thay vì cạnh tranh bán được hàng với giá thấp như hiện nay. Ấn Độ đang thành lập “Spice Park” tại Kerala với mục tiêu rõ ràng và đầy tham vọng, nhằm thúc đẩy giá cả ngành hàng gia vị Ấn Độ trên thị trường trong và ngoài nước.
Indonesia là nước có sản lượng lớn thứ hai trong các nước IPC, với diện tích 160.000 ha, phát triển tại hai trung tâm lớn: Bangka và Lampung, chủ yếu do nông dân sản xuất nhỏ, năng suất trung bình 800 kg/ha. Năm 2017 Indonesia dự kiến thu hoạch 70.000 tấn, xuất khẩu42.500 tấn.
Malaysia sản xuất tiêu chủ lực tại đảo Sarawak (98%), thực hiện sản xuất hồ tiêu theo GAP và GMP, với 21.270 ha. Dự kiến năm 2017 Malaysia sẽ thu hoạch được 23.500 tấn, xuất khẩu 16.000 tấn. Họ xác định yếu tố mấu chốt của ngành hàng hồ tiêu hiện nay là: giá tiêu. Mọi giải pháp cấp bách là làm sao nâng giá tiêu trở lại bình thường.
Việt Nam ước đoán sản lượng hồ tiêu năm 2017 là 170.000 tấn, so với 2016 là 160.000 tấn, với diện tích tiêu thu hoạch khoảng 80.000 ha. Việt Nam cũng đứng trước vấn đề chung là giá tiêu sụt giảm nghiêm trọng; giá tại cổng trang trại (farmgate price) giảm 50% so với niên vụ trước. Số lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 200.000 tấn. Việt Nam hiện có 50 nhà máy chế biến tiêu trong đó 5 nhà máy thuộc đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Nhu cầu tiêu dùng trong nước: 7.250 tấn.
Brazil đã không còn là quốc gia thành viên của IPC. Năm 2017, họ thu hoạch 55.000 tấn, xuất khẩu 50.000 tấn.
Trong“Pepper/Spice Exhibition”, Tổng thống Sirisena đã trao giải thưởng cho học sinh đạt thành tích theo tiêu chí“Island wide competitions”, giải thưởng cho nông dân trồng tiêu giỏi nhất, nông dân giỏi nhất về chuẩn bị vươn ươm giống (preparing a seed bed), nhà xuất khẩu giỏi nhất, doanh nghiệp đạt giá trị gia tăng giỏi nhất(Best Value-Added Manufacturer). Bộ Trưởng Daya Gamage, Thủ hiến vùng“Central Province Sarath Ekanayake”, Chủ Tịch IPC -ngài Bandula Wickramaarachchi , Giám Đốc điều hành IPC - bà Hoàng Thị Liên, Đại diện Sri Lanka tại IPC - Dr. Ashoka Senevirathne và các đại biểu đã tham gia lễ phát thưởng trang trọng này.
 
  
 
Hình 2: Lễ cắt băng khai mạc“Pepper/Spice Exhibition” doTổng thống Sirisena
 
Hội nghị “Pepper Tech” lần thứ 42
 
Báo cáo của Việt Nam do GS Bùi Chí Bửu  trình bày với chủ đề “Xây dựng hồ tiêu Việt Nam theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nhằm giới thiệu với bạn bè quốc tế “cách tiếp cận  mới của chính phủ Việt Nam” trong ngành hàng hồ tiêu. Tiêu chuẩn TCVN 11041:2015 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đã và đang hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhận và tiếp thị thực phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Tất cả đượccập nhật thông tin và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế.
 
 
Hình 3: Ong Anagyruspseudococci ký sinh rệp sáp hại hồ tiêu.
 
1.      Quản lý rệp sáp (mealy bug)Pseudococcus citri tấn công gốc tiêu bằng biện pháp sinh học. Các loài ký sinh được xác định là: Leptomastideaabnormis, Leptomastixdactylopii, Chrysoplatycerussplendens, vàAnagyruspseudococcitrong đó con ong ký sinh Anagyruspseudococci đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Con ăn mồi được xác định là: SympherobiusbarberiMicromus posticus(tiếng Việt là chuồn chuồn đất), nhưng hiệu quả trên đồng ruộng thấp.
2.      Quản lý bệnh chết nhanh hồ tiêu bằng biện pháp canh tác, thoát nước tốt là chìa khóa quyết định thành công 94,1%, sử dụng hom tiêu khỏe quyết định 58,8% và sử dụng phân hữu cơ đúng cách quyết định 49,8% thành công. Quản lý bằng thuốc là biện pháp cuối cùng khi bệnh ở ngưỡng gây hại cực trọng.
3.      Quản lý sinh thái canh tác hồ tiêu (agroecology management) là khâu quyết định.
4.      Chế phẩm Trichoderma được thương mại hóa thành công: “Tricô-VTN” của WASI, chế phẩm Pseudomonas fluorescence, Bacillus subtiliscủa Đại Học Huế, với liều lượng 40g/trụ tiêu, hai lần vào đầu và giữa mùa mưa, cùng với các chế phẩm Trichoderma harzianum, T. virens, Gliocladium sp., được nghiên cứu thành công và thương mại hóa trên vùng trồng tiêu của Việt Nam.
5.      Thực hành nông nghiệp tốt: hạn chế làm cỏ, sử dụng hom tiêu khỏe, che phủ đất bằng lạc dại, tưới nhỏ giọt (30% ứng dụng tại ngành hàng hồ tiêu VN), hệ thống thoát nước tốt, sử dụng phân hữu cơ chế biến.
6.      Khuyến cáo bón phân vô cơ cân đối theo công thức NPK (2:1:4) và lượng nước tưới theo nhu cầu tiêu là 7-10 L / trụ / ngày.
7.      Áp dụng công nghệ sinh học: tin sinh học, kết quả giải trình tự hệ gen cây Piper nigrum, nghiên cứu “metagenomics” hệ đất trồng tiêu, NGS, chọn giống tiêu mới nhờ chỉ thị phân tử,
 
 
 
 
 
Hình 4: GS TS Bùi Chí Bửu Báo cáo Pepper Tech lần thứ 42 tại Sri Lanka, ngày 31-10-2017 (B.C. Bửu)
 
 
 
PHỤ CHƯƠNG: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC SRI LANKA &thành phốKANDY
 
Hình 5: Bản đồ hành chính của Sri Lanka
 
            Sri Lanka có diện tích tự nhiên là 65.610 km² (hạng 120); giành độc lập ngày 4-2-1948 từ Anh. Khí hậu Sri Lanka là khí hậu nhiệt đới và khá nóng. Vị trí nằm giữa vĩ độ 5 và 10 độ bắc, khiến nước này có khí hậu ấm, được các cơn gió đại dương giữ ôn hòa và cung cấp khá nhiều lượng hơi ẩm. Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 16°C tại Nuwara Eliya ở vùng Cao nguyên Trung tâm  và nhiệt độ trung bình cao nhất 32°C tại Trincomalee tại bờ biển phía đông bắc (nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 38°C). Nhiệt độ trung bình năm cả nước từ 28 đến 30°C. Nhiệt độ ngày và đêm có thể chênh lệch từ 4 đến 7 độ. Vùng núi và vùng phía tây nam đất nước, được gọi là "vùng ẩm," có lượng mưa trung bình hàng năm 2500 mm. Phần lớn ở phía đông nam, đông và bắc đất nước là "vùng khô", với lượng mưa trung bình hàng năm 1200 - 1900 mm. Mưa xảy ra từ tháng 10 tới tháng 1; trong khoảng thời gian còn lại của năm, lượng mưa rất thấp.
Ngôn ngữ chính: tiếng Sinhale và tiếng Tamil; tiếng Anh được sử dụng phổ biến.
Dân số: 21,2 triệu người theo thống kê 2016 (xếp hạng 58 trên thế giới).
Tôn giáo: đạo Phật chiếm 74,9%, Hindou chiếm 12,6%, Hồi giáo chiếm 9,7%, và Cơ Đốc giáo chiếm 7,4%. Mật độ dân số 309 người / km(xếp hạng 40 trên thế giới).
Kinh tế: GDP năm 2017 ước đạt 84,023 tỷ USD; bình quân 3.927 USD / đầu người(đứng thứ 67 thế giới, đứng thứ 23 châu Á).
Trong thế kỷ 19 và 20, Sri Lanka đã trở thành một nền kinh tế nổi tiếng về sản xuất quế, cao suchè Ceylon.Hiện nay, chúng vẫn còn là thương hiệu xuất khẩu quốc gia.
 
THÀNH PHỐ KANDY
 
           Kandy, là một thành phố lớn của Sri Lanka, thuộc tỉnh Miền Trung Sri Lanka. Đây là đô thị lớn thứ hai của đất nước Nam Á này, chỉ sau cố đô Colombo. Nơi đây từng là kinh đô của các vương triều cổ đại trong lịch sử Sri Lanka: “Vương quốc Kandy”.
Thành phố ở độ cao 500 m, dân số 125.400 người (số liệu 2011).
Thành phố có khoa Nông Nghiệp thuộc Đại Học Peradeniya, khá nổi tiếng về chất lượng đào tạo sinh viên. Đây là trung tâm trồng chè và cây gia vị nổi tiếng của Sri Lanka. Kandy là thành phố lớn thứ hai của quốc gia, và là thủ phủ của tỉnh trung tâm quốc đảo này. Nhiều sản phẩm có thương hiệu quốc gia như công nghiệp tơ  sợi, đá quý Sri Lanka, đồ gỗ nội thất, công nghệ thông tin, nữ trang. Nhiều trung tâm nghiên cứu nông nghiệp được thành lập xung quanh thành phố này.
Thành phố Kandy có vườn quốc gia thực vật rất nổi tiếng, đó là: “Royal Botanic Park, Peradeniya”, nằm cách trung tâm TP khoảng 5 km về phía tây, với hơn 2 triệu khách du lịch đến thăm mỗi năm. Nó bảo tồn hơn 4.000 loài thực vật khác nhau. “Knuckles Mountain Range”của Kandy được UNESCO xếp hạng di tích địa lý thế giới. Rừng quốc gia Udawatta được xem như khu bảo tồn tự nhiên, ở giữa lòng thành phố, phía Bắc là chùa bảo tồn xá lợi Phật (răng Phật). Từ "Uda Wasala Watta" theo tiếng Sinhalese có nghĩa là “vườn của cung điện hoàng gia” được đặt tên cho khu rừng này từ năm 1856, trở thành rừng quốc gia vào năm 1938.
 
NÔNG NGHIỆP SRI LANKA
 
            Lúa gạo vẫn là nông sản chính trong phát triển nông nghiệp của Sri Lanka. Mùa vụ trồng lúa được chia thành hai vụ chính: Maha và Yala. Cây chèđược canh tác trên cao nguyên tập trung giữa đảo quốc nàyvà là nguồn nông sản xuất khẩu chủ lực của Sri Lanka, có thương hiệu quốc gia. Rau, quả và cây có dầu là nông sản có số lượng lớn của đất nước. Có hai khu được gọi là “Agriculture Parks” (viết tắt: A.Parks) được thành lập bởi Bộ Nông Nghiệp. Người làm nông nghiệp của Sri Lanka chiếm 31,8% dân số. Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 18% GDP trong năm 2014, chiếm 26,4% lao động của đất nước.
            Diện tích lúa 0,77 triệu ha chiếm 34% đất nông nghiệp của Sri Lanka. Vụ lúa Maha chiếm 560.000 ha và vụ lúa Yala: 310.000 ha đưa DT gieo trồng lúa đạt con số 870.000 ha, với 1,8 triệu nông hộ trồng lúa. Sri Lanka hiện nay sản xuất khoảng 2,7 triệu tấn thóc mỗi năm, đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu dùng nội địa. Lúa gạo đóng góp 45% calorie và 40% protein cho người Sri Lankan. Giá thành sản xuất 1 kg lúa tại đây là 8,57Rs(1 USD = 120 Rs).
Chè đã được trồng ở Sri Lanka như một loài hoa màu thí nghiệm (experimental crop). Nhiều nhóm nghiên cứu được gửi đi Assam để nghiên cứu và xác định nhu cầu tiêu dùng của chè. Công nghệ chè phát triển tại đây từ 1867 bởi nhà doanh nghiệp Anh quốc: James Taylor, ông đến đây lập nghiệp vào năm 1852, tại Lool Kandura. Chè là nguồn nông sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa chính của Sri Lanka, giá trị nông sản chiếm 2% GDP, với mức đóng góp 700 triệu USD mỗi năm cho nền kinh tế Sri Lanka. Nó tạo công ăn việc làm cho hơn 1 triệu người lao động, năm 1995, con số đồn điền chè là 215.338 đơn vị. Sri Lanka là nước sản xuất chè đứng hàng thư tư trên thế giới. Năm 1995, Sri Lanka trở thành nước xuất khẩu chè đứng tốp đầu của thế giới, chiếm 23% thị phần, nhưng gần đây đang bị Kenya qua mặt. Ẩm độ không khí, nhiệt độ mát, lượng mưa tối hảo tạo cao nguyên miền Trung là điều kiện khí hậu tuyệt vời cho sản xuất chè chất lượng cao của Sri Lanka. Vùng canh tác chè chủ lực ở Kandy và Nuwara Eliya thuộc tỉnh miền Trung, Badulla, Bandarawela và Haputale thuộc tỉnh Uva , Galle, Matara và Mulkirigala thuộc tỉnh miền Nam, và RatnapuraKegalle thuộc tỉnh Sabaragamuwa.
 
RAU QUẢ
           
           Có khoảng 80 giống rau quả khá đa dạng được canh tác  tại Sri Lanka trên những vùng sinh thái canh tác khác nhau. Vùng có khí hậu mát trên cao nguyên vô cùng lý tưởng của loài cây trồng ôn đới như cà rốt, tỏi tây, cải bắp, bông cải trắng, xà lách, củ dền tím, đậu đỗ, ớt chuông và dưa chuột tí hon. Các giống cây trồng nhiệt đới như ớt cay, củ hành đỏ, bí rợ, khổ qua, dưa hấu, chuối, dứa, đu đủ, xoài, chanh và dưa chuột gherkins để ngâm giấm. Nhiều giống khoai mở bản địa (yam) như innala (Lecranthus) và kiri ala (Xanthasoma sagittifolium), kohila (Lasia spinosa) và nelum ala (Nymphea lotus) nói lên bản sắc của vùng nông nghiệp. Bên cạnh đó, giống trái cây như bread fruit, young jak và murunga là giống du nhập. Chủng loại cây ăn trái của Sri Lankan giống như Việt Nam: dứa, măng cụt, mít, bơ, chôm chôm, vú sữa, etc. Sản lượng rau quả mỗi năm đạt hơn 800 nghìn tấn, xuất khẩu 90%rau quả tươi sang thị trường Trung Đông và đảo Maldives;khoảng 75%nông sản chế biến sang thị trường châu Âu. Hiện nay, Sri Lanka nhắm đến thị trường Ai Cập (khí hậu sa mạc) với chủng loại rau quả mọc ở vùng khô hạn của Sri Lanka.
 
  
 
Hình 6: Sri Dalada Maligawahay Xá Lợi Răng Phật (Sacred Tooth Relic), Kandy, Sri Lanka
Video Clip
Thống kê lượt truy cập
số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpHôm nay:131
số người truy cậpHôm qua:563
số người truy cậpTuần này:131
số người truy cậpTháng này:1906
số người truy cậpTất cả:349349
số người truy cậpĐang trực tuyến:23