HỘI THẢO GIỐNG LÚA PHỤC VỤ CHO XUẤT KHẨU VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chương trình nghiên cứu về lúa gạo của Viện Nghiên Cứu ĐBSCL (HATRI) trong năm 2022.
Ngày 12 tháng 8 năm 2022 hội thảo hàng vụ lúa Hè Thu do Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL tổ chức.
Hội thảo tham dự có 5 tỉnh ĐBSCL gồm 70 đại biểu: An Giang (Sở Khoa học và Công Nghệ An Giang, Sở Nông Nghiệp An Giang, Chi Cục bảo vệ thực vật An Giang Trung tâm Khuyến Nông An Giang, Trung Tâm chuyển Giao kỹ thuật An Giang, Bạc Liêu (Trung tâm Giống Bạc Liêu), Vĩnh Long (Trung tâm Giống Vĩnh Long), Long An (Trung tâm Khuyến Nông Long An và Trại Giống Long An. Cần Thơ (Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Cần Thơ và các hội phụ nữ của các huyện gồm Các Huyện Thới Lai, Ô Môn, Cờ Đỏ, Bình Thủy, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh) tham dự còn có Công Ty Trịnh Văn Phú tham gia để giúp tiêu thụ lúa gạo sau nầy.
Chương trình gồm có
Đề dẫn báo cáo khoa học tóm tắt đề tài Biến đổi khí hậu và lúa xuất khẩu do GS.TS Nguyễn Thị Lang.
Vấn đề cấp bách đặt ra là làm sao chọn giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt để bổ sung vào bộ giống hiện có và đa dạng phục vụ tại chỗ phục vụ cho nhu cầu sản xuất ở địa phương.
Năng suất và chất lượng hạt là những tính chất chính thường được các nhà chọn giống nghiên cứu. Biến đổi khí hậu toàn cầu cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sản xuất cây trồng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố môi trường có ảnh hưởng cực đoan đến năng suất cây trồng (Kim và cộng sự 2016). Khi mức sống của xã hội và nền kinh tế đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ qua, các nghiên cứu đã tập trung vào các đặc điểm chất lượng gạo (Oryza sativa L.), chẳng hạn như chất lượng xay xát và nấu ăn. Nhiệt độ ban đêm cao đã được báo cáo là làm giảm tỷ lệ gạo nguyên, tăng độ bạc bụng và giảm chiều rộng hạt trong gạo (Shi et al. 2016). Độ bạc bụng của gạo là một đặc điểm đa gen phức tạp, dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường và canh tác nhất định, đặc biệt là trong giai đoạn làm đầy hạt (Siebenmorgen và cộng sự 2013). Mặc dù bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường, hàm lượng amylose, chiều dài hạt, chiều rộng hạt và tỷ lệ hạt chủ yếu được kiểm soát bởi di truyền. Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL tập trung hai vấn đề trong năm 2022
Giống Thích ứng biến đổi khí hậu và giống cho xuất khẩu
- Giống Lúa Xuất Khẩu: Dạng hạt dài thon, không bạc bụng. và Năng suất cao
- Giống chống chịu biến đổi khí hậu: chống chịu: Khô hạn, ngập, và mặn
Tham quan cánh đồng lúa trình diễn của Viện HATRI
Hội trường: Sự đóng góp của 10 đại biểu quanh các vấn đề liên quan đến chất lượng gạo, đề nghị công nhận giống sớm. Hiện nay nhiều công ty muốn khai thác như HATRI 10, HATRI 20, HATRI 200, HATRI 190, HATRI 195…. Chờ công nhận giống. Giống HATRI 11 giống dành cho thực phẩm chức năng cũng được chú ý.

Hình 1: Hội Thảo lúa tại Bình Thủy trong vụ Hè Thu 2022 (ảnh Hửu Linh)
Hai vấn đề tập trung: Giống Thích ứng biến đổi khí hậu và giống cho xuất khẩu
- Trình diễn 45 dòng triển vọng. Giống lúa tốt cho vùng mặn, ngập và khô hạn.
- Bộ giống cho 36 dòng lúa cho phẩm chất, năng suất cao kháng sâu bệnh phục vụ xuất khẩu
Bộ giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu chọn ra 6 giống đạt năng suất cao và chịu mặn và phẩm chất tốt được đánh giá tốt là giống: HATRI 11, HATRI 200, HATRI 195, HATRI 919, HATRI22, HATRI 25
Bộ giống lúa cho xuất khẩu chọn ra 5 giống: HATRI 722, HATRI 188, HATRI 192, HATRI 195, HATRI 22.
Ngoài ra nhiều dòng rất tốt sạch bệnh cho năng suất cao.

Hình 2: Cán bộ các tỉnh ĐBSCL tham gia đánh giá giống tại Bình Thủy trong vụ Hè Thu 2022 (ảnh Lang Nguyễn )
GIỐNG LÚA HATRI 11
Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống:
- Nguồn gốc (vật liệu tạo giống, bố mẹ nếu là giống lai): Jinmibyeo/Dular//5*Jinmibyeo.
- Phương pháp chọn tạo: Lai hồi giao với chỉ thị phân tử RM3586, RM3471, RM3735, RM3687.
Đặc điểm chính của giống:
- TGST (ngày):
- Vụ Đông Xuân: 100
- Vụ Hè Thu: 105
- Cao cây (cm): 110-115
- Khối lượng 1000 hạt (g): 24,5
- Dạng hạt gạo: trung bình, màu gạo hạt đỏ
- Năng suất trung bình: 7 tấn/ha
- Năng suất cao nhất: 7,5 tấn/ha
- Chất lượng gạo (cơm): ngon
- Khả năng chống chịu (sâu bệnh, rét, hạn, úng): Chịu khô hạn, hàm lượng sắt 16mg, chỉ số GI = 50,1%
- Hàm lượng amylose 24,8%
- Tác giả: Nguyễn Thị Lang lai tạo và chọn lọc từ năm 2014.

Hình 3: Giống lúa HATRI 11 tại Bình Thủy (ảnh Lang nguyễn)
Giống HATRI 200
Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống:
HATRI 200 có nguồn gốc từ Kuming/ SP 6 với
Đặc điểm chính của giống:
Thời gian sinh trưởng khoảng 95-100 ngày với chiều cao từ 98-100 cm. Hạt gạo tròn, bông chùm. Giống này có thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá từ 10-13 chồi trên bụi với chiều dài hat gạo là 6,2 mm. HATRI 200 có trọng lượng ngàn hạt là 25,5 gram. Về phẩm chất, giống HATRI 200 có hàm lượng amylose 16,52%, mùi thơm cấp 2, bạc bụng cấp 0. Giống lúa này cókhả năng kháng bệnh đạo ôn cấp 1, rầy nâu cấp 1 và năng suất trung bình khoảng 6,5-7,0 tấn/ha.Chống chịu mặn khá tốt tại Trà Vinh, Bến Tre.

Hình 4. Giống lúa HATRI 200 tại Bình Thủy (ảnh Lang nguyễn)
GIỐNG LÚA HATRI 25
Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống:
- Nguồn gốc (vật liệu tạo giống, bố mẹ nếu là giống lai): OM4900/ OM8900//OM4900
- Phương pháp chọn tạo: Lai hồi giao với chỉ thị phân tử RM223, RM 315, Wx
Đặc điểm chính của giống:
- TGST (ngày):
- Vụ Đông Xuân: 95-98
- Vịu Hè Thu: 100-105
- Cao cây (cm): 100-110
- Khối lượng 1000 hạt (g): 27,5
- Dạng hạt gạo: hạt dài
- Năng suất trung bình: 8 tấn/ha
- Năng suất cao nhất: 8,5 tấn/ha
- Chất lượng gạo (cơm): ngon
- Khả năng chống chịu (sâu bệnh, rét, hạn, úng): Chịu khô hạn, hàm lượng sắt 16mg, chỉ số GI = 64,5%
- Hàm lượng amylose 17,2%
- Tác giả: Nguyễn Thị Lang lai tạo và chọn lọc từ năm 2016.

Hình 5: Hình giống lúa HATRI 25 tại Bình Thủy (ảnh bởi Lang Nguyễn)
GIỐNG LÚA HATRI 22
Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống:
- Nguồn gốc (vật liệu tạo giống, bố mẹ nếu là giống lai): SVin291/Mot Bui Đỏ//SVin 291.
- Phương pháp chọn tạo: Lai hồi giao với chỉ thị phân tử RM223, RM 315.
Đặc điểm chính của giống:
- TGST (ngày):
- Vụ Đông Xuân: 95-
- Vịu Hè Thu: 100-105
- Cao cây (cm): 110-115
- Khối lượng 1000 hạt (g): 26,5
- Dạng hạt gạo: hạt dài
- Năng suất trung bình: 8 tấn/ha
- Năng suất cao nhất: 8,5 tấn/ha
- Chất lượng gạo (cơm): ngon
- Khả năng chống chịu (sâu bệnh, rét, hạn, úng): Chịu khô hạn, hàm lượng sắt 16mg, chỉ số GI = 80,7%
- Hàm lượng amylose 18,8%
Tác giả: Nguyễn Thị Lang lai tạo và chọn lọc từ năm 2016

Hình 6. Hình giống lúa HATRI 22 tại Bình Thủy ( ảnh bởi Lang Nguyễn)
Giống Lúa HATRI 722
Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống:
Jasmine 85/ PCR 4//Jasmine 85
Tác giả : Nguyễn Thị Lang
Đặc điểm chính của giống:
Giống lúa HATRI 722 với thời gian sinh trưởng khoảng 100-110 ngày với chiều cao từ 110-115 cm. Dấu bông, chùm đẹp. Giống này có thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá từ 17-19 chồi trên bụi. Chiều dài hat gạo là 7,8 mm. HATR 722 có trọng lượng ngàn hạt là 25,5 gram. Về phẩm chất, giống HATR 722 hàm lượng amylose 17,56%,bạc bụng cấp 0. Giống lúa này cókhả năng kháng bệnh bạc lá cấp 3, rầy nâu cấp 5và năng suất trung bình khoảng 6,5- 8 tấn/ha.

Hình 7. Hình giống lúa HATRI 722 tại Bình Thủy (ảnh bởi Lang Nguyễn)
GIỐNG LÚA HATRI 919
Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống:
- Nguồn gốc (vật liệu tạo giống, bố mẹ nếu là giống lai): OM8083/ Swin 250.
- Phương pháp chọn tạo: Lai hồi giao với chỉ thị phân tử: RM315. RM144.
Đặc điểm chính của giống:
- TGST (ngày):
- Vụ Đông Xuân: 100
- Vụ Hè Thu : 105
- Cao cây (cm): 100-105
- Khối lượng 1000 hạt (g): 25,2
- Dạng hạt gạo: hạt dài
- Năng suất trung bình: 7 tấn/ha
- Năng suất cao nhất: 7,5 tấn/ha
- Chất lượng gạo (cơm): ngon
- Khả năng chống chịu (sâu bệnh, rét, hạn, úng): Chịu khô hạn, hàm lượng sắt 13.5mg, chỉ số GI = 62,2%
- Hàm lượng amylose 24,2%
Tác giả: Nguyễn Thị Lang lai tạo và chọn lọc từ năm 2016

Hình 8: Hình giống lúa HATRI 919 tại Bình Thủy (ảnh bởi Lang Nguyễn)
GIỐNG LÚA HATRI 188
Giống lúa HATRI 188 có nguồn gốc OM 10375/OM 7347. Tác giả: Nguyễn Thị Lang lai tạo và chọn lọc từ năm 2014.
1.Đặc tính nông học và năng suất:
HATRI 188có thời gian sinh trưởng 98-100 ngày, dạng hình đẹp, cứng rạ, khả năng chống đỗ ngã tốt, chịu phèn, mặn, và thích nghi cả vùng có chế độ thâm canh cao. Trọng lượng 1000 hạt: 24-26,5g. Năng suất cao nhất có thể đạt được 8-9tấn/ha.
2. Phẩm chất hạt và phản ứng đối với sâu bệnh
HATRI 188kháng trung bình với rầy nâu, bệnh đạo ôn, hơi nhiễm bệnh vàng lá. Phẩm chất gạo tốt: hạt gạo dài, trắng, dạng đẹp,ít bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.Hàm lượng amylose 18-19%, dẻo và ngon cơm.

Hình 9: Hình giống lúa HATRI 188 tại Bình Thủy (ảnh bởi Lang Nguyễn)
Giống lúa HATRI 195
Giống lúa HATRI 195 có nguồn gốc từ OMCS2000/Nàng Hoa với thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày với chiều cao từ 110-117 cm. Dấu bông. Giống này có thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh khá từ 14-17 chồi trên bụi. Bông chùm với chiều dài hat gạo là 7,1 mm. HATRI 195 có trọng lượng ngàn hạt là 26,5 gram. Về phẩm chất, giống HATRI 195 có hàm lượng amylose 19,52%, bạc bụng cấp 0. Giống lúa này có khả năng kháng bệnh đạo ôn cấp 3, rầy nâu cấp 3 và năng suất trung bình khoảng 6,5-7,5 tấn/ha. Chống chịu mặn 4‰.

Hình 10: Hình giống lúa HATRI 195 tại Bình Thủy (ảnh bởi Lang Nguyễn)
Giống lúa HATRI 192
Giống HATRI 192 từ tổ hợp lai OM 2012/Jasmine 85. Tác giả: Nguyễn Thị Lang lai tạo và chọn lọc.
1. Đặc điểm nông học và năng suất
Thời gian sinh trưởng 100 ngày (cấy) và 95-98 ngày (sạ). Dạng cây thấp, hơi yếu rạ, thân đứng, lá đòng đứng. Đẻ nhánh tốt, dạng hình gọn. Bông có chiều dài 24-25 cm. Số hạt chắc/bông: 80-100 hạt. Trọng lượng 1000 hạt 25 gr. Trổ bông tập trung 3-5 ngày. Thích nghi với chân ruộng có độ phì kém. Năng suất 5-6 tấn/ha.
2. Phẩm chất hạt và phản ứng với sâu bệnh
Phản ứng với rầy nâu cấp 3-5 (kháng trung bình). Hạt dài thon, gạo trong.

Hình 11. Hình giống lúa HATRI 192 tại Bình Thủy ( ảnh bởi Lang Nguyễn)

Hình 12: Hội Thảo lúa tại Trại giống của Viện HATRI Cần Thơ (ảnh bởi Minh Khang)
L.H.Phương
Viện HATRI